![]() |
Người dân đã góp tiền nhưng đường chưa được làm khiến nhiều người thắc mắc - Ảnh: Ngọc Trinh |
Vào thời điểm đó, Công ty TNHH Cao su Đắk Lắk và Nông trường cao su 30-4 đã ủng hộ người dân thêm 40 triệu đồng để làm con đường này. Tuy nhiên tám năm trôi qua, đoạn đường Dã Tượng ngang qua tổ 2, khối 11 vẫn “nắng bụi, mưa lầy”.
Bà Văn Thị Nhung, người trực tiếp thu tiền của dân và đem nộp lên UBND P.Tân An, cho biết chỉ sau hơn một tháng phát động, chín hộ dân tại tổ 2, khối 11 đã đóng góp 28 triệu đồng để làm đường (mỗi hộ đóng ít nhất 2-5 triệu đồng). “Lúc thu tiền, lãnh đạo phường bảo sẽ làm đường ngay nhưng sau đó chẳng thấy làm gì” - bà Nhung bức xúc.
Trao đổi về việc này, ông Lê Văn Trung - chủ tịch UBND P.Tân An - cho biết do vướng giải tỏa mặt bằng, chi phí đền bù quá lớn dẫn đến thiếu nguồn kinh phí nên dự án làm đường nói trên phải tạm dừng.
“Chi phí làm đường liên khối dự kiến 1,8 tỉ đồng, nhưng việc giải phóng mặt bằng đội số tiền lên đến 4 tỉ đồng. Nếu từ năm 2016-2020 được cấp bù kinh phí thì phường sẽ tiếp tục làm đường cho người dân” - ông Trung giải thích.
Trong khi đó, người dân lại cho rằng kinh phí làm đường ban đầu chỉ 680 triệu đồng (với chiều dài khoảng 500m và rộng 4m), không đến 1,8 tỉ đồng như ông Trung nói. Còn việc giải phóng mặt bằng khiến kinh phí đội lên, người dân đề nghị xem lại vì hộ dân có đất phải giải tỏa chỉ yêu cầu hỗ trợ 8-10 triệu đồng để xây bờ rào.
Phản hồi về ý kiến này của người dân, đại diện UBND P.Tân An cho rằng đây là con đường liên khối 9, 10, 11, 12 nên việc giải tỏa mặt bằng không chỉ vướng mắc mỗi một hộ dân ở tổ 2, khối 11.
“Người dân đã hiểu nhầm rằng việc góp tiền chỉ để làm riêng con đường đi qua địa phận của mình, trong khi thực chất bà con góp tiền để làm đường liên khối. Có nhiều hộ dân ở các khối khác nhau nằm trong diện phải giải tỏa mặt bằng nên kinh phí mới đội lên” - bà Ngô Thị Bình, kế toán trưởng UBND P.Tân An, lý giải.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận