![]() |
Các nhà khoa học lo ngại thế hệ con cháu chúng ta có thể sẽ không còn được thấy những hình ảnh như thế này trong thực tế. Trong ảnh: một rạn san hô ở Úc - Ảnh: Reuters |
Carl Gustaf Lundin, người đứng đầu Chương trình bảo vệ biển toàn cầu của IUCN, cho biết các đại dương đang bị hủy hoại với tốc độ nhanh hơn chúng ta nghĩ bởi sự tác động tổng hợp của nhiều tác nhân khác nhau: chất thải trong công nghiệp và nông nghiệp cùng với nạn đánh bắt cá bừa bãi của con người là nguyên nhân chính làm tăng ô nhiễm biển.
Khí thải công nghiệp và sinh hoạt cũng góp phần làm tăng quá trình axit hóa nước biển. Bên cạnh đó, thay đổi khí hậu làm cho nước biển ấm dần lên, dẫn đến thay đổi môi trường sống tự nhiên của các sinh vật biển.
Alex Rogers, giám đốc khoa học của IPSO và là giáo sư về bảo tồn sinh học tại Đại học Oxford, chia sẻ: “Kết quả thật sự gây choáng váng”.
Các nhà khoa học cho rằng con người đang phải chứng kiến sự biến mất hoàn toàn của một số loài sinh vật biển cũng như những hệ sinh thái biển, cụ thể là các dải san hô chỉ trong vòng một thế hệ. Trong quá khứ, những tác động tổng hợp tương tự cũng đã dẫn đến năm thảm họa tuyệt chủng hàng loạt đối với các sinh vật trên Trái đất.
Trong đó, tồi tệ nhất có thể kể đến thảm họa diễn ra cuối kỷ Permian (251 triệu năm trước), được cho là đã xóa sổ 70% các giống loài trên cạn và 96% các sinh vật dưới nước.
Tuy nhiên, ông Lundin nhấn mạnh vẫn có thể cải thiện được tình trạng này nếu con người có những thay đổi kịp thời và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái hơn nữa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận