29/11/2007 20:23 GMT+7

Đại cương đại học: dạy toàn diện để giỏi hoàn hảo?

VÕ MINH HIẾU
VÕ MINH HIẾU

TTO - Không phủ nhận 1 điều là sinh viên thì cần phải có kiến thức rộng, nhưng không có nghĩa là nhồi nhét rất nhiều kiến thức xa rời thực tế.

Đã gia nhập vào nền kinh tế thị trường, nền giáo dục chúng ta cần phải hiểu làm sao để đào tạo ra 1 thế hệ sinh viên có khả năng sáng tạo, năng động chứ không thể giáo dục theo kiểu toàn diện để tìm người...hoàn hảo như vậy được.

Không thể chấp nhận việc làm cho 1 sinh viên cảm thấy chán nản và lơ là trong việc học tập chỉ vì chương trình không phù hợp. Chúng ta nên nhìn nền giáo dục của nhiều nước phát triển để điều chỉnh thực tế hơn chứ không phải là nghe đọc rồi chép rồi thi lại, cuối cùng là học lại. Nó chỉ làm hao tổn ngân sách nhà nước, của dân mà không đem lại hiệu quả được bao nhiêu.

Tôi là sinh viên năm cuối của một trường đại học ở Thủ Đức, tôi học bên kinh tế. Đã từng trải qua tất cả các môn đại cương của nghành kinh tế, bàn về chủ đề của diễn đàn, sinh viên có nên không học những môn đại cương hay không? - thực sự là một câu hỏi không nhỏ.

Khi hỏi đa số các bạn sinh viên của tôi thì hầu như ai cũng có suy nghĩ chung, không phải môn đại cương nào cũng nhàm chán và vô bổ, điển hình như môn Triết học Mac-Lê, đó là nền tảng cho mọi suy luận, rất cần thiết, bản thân tôi thấy rất hay.

Những môn thật sự cần thiết thì nên giữ lại và có đội ngũ giáo viên tốt để truyền đạt một cách hiệu quả nhất. Nhưng những môn không cần thiết thì nên bỏ, tôi học môn Địa lý kinh tế, cả một học kì học không bằng một tuần tôi thực tế bên ngoài. Đó là sự lãng phí rất lớn về thời gian và tiền bạc cho sinh viên và Nhà Nước.

Những kiến thức cần cho một sinh viên có thể ra và làm việc tốt trong môi trường hội nhập quốc tế ngày nay là ngoại ngữ, kiến thức chuyên ngành và những kĩ năng thiết yếu khác. Tất cả những điều đó đều có thể ứng dụng ngay khi ra trường, thậm chí ứng dụng rất tốt.

Bộ giáo dục & đào tạo phải nghiên cứu việc học của sinh viên để có thể có một chương trình đào tạo phù hợp, đừng cứng nhắc quá vì tình hình thế giới đã và đang thay đổi rất nhiều, phải có một tầm nhìn xa để hướng tầng lớp tri thức trẻ đi đúng hướng hơn với th

Tôi nghĩ Bộ trưởng và những nhà làm giáo dục nên dày công điều chỉnh và thay đổi chương trình đào tạo, nếu không, SV ngành Kỹ thuật như chúng tôi ra trường phải mất mấy năm sau nữa mới có kiến thức sâu về nghề nghiệp.

Tôi hiện tại đang học một ĐH lớn tại TP.HCM, chuyên ngành Cơ khí, những môn đại cương phần lớn là học cực kì nhàm chán, đến những môn chuyên ngành cũng nhàm chán không kém. Phần lớn kiến thức mà tôi học và nhận được là từ Internet và sách vở bên ngoài nhiều hơn là kiến thức trong trường. Ở khoa Cơ Khí nói riêng, những môn học đại cương SV đến lớp rất ít, chỉ trừ những môn mà có thầy cô dạy hay thì may ra hơn nửa sĩ số lớp có mặt.

Những môn chuyên ngành chúng tôi nghĩ sẽ đào sâu và hứng thú hơn vì có phần thí nghiệm, nhưng những buổi thí nghiệm thì cực kì ít. Tôi học ngành Chế tạo máy mà chỉ duy nhấy một buổi thí nghiệm, lại quá đông sinh viên chen lấn để xem thầy đứng máy. Một môn quan trọng như vậy mà học thế sao nắm rõ được. Chúng tôi học xong nói không quá có lẽ thua cả người công nhân thật sự. Dù có tư duy và bản lĩnh của người sắp là kỹ sư nhưng thực hành yếu thì khó nâng cao chất lượng một sản phẩm.

Tôi muốn đóng góp ý kiến để ngành giáo dục thay đổi, nếu không chúng ta sẽ lạc hậu hơn so với SV các trường trong khu vực như Thái Lan, Singapore,.. Chúng ta có thể nhiều lần vô địch ROBOCON nhưng đó chỉ là phần nổi và nó chỉ mang ý nghĩa quảng bá hình ảnh của trường ĐH đó mà thôi.

Trong khóa học tôi biết có những bạn những năm đại cương học rất giỏi, điểm rất cao nhưng đến phần chuyên ngành thì không còn hứng thú để học nữa. Đó là lỗi của chương trình đào tạo đưa ra (quá nhiều môn nhưng không đào sâu) và cả lỗi của không ít giảng viên không tâm huyết, dạy hời hợt.

Cần bỏ bớt một số môn đại cương và trong chuyên ngành cần thay thế những môn của ngành khác bằng những môn chuyên sâu hơn. Đó là điều cần thiết cải cách

Tôi là sinh viên khoa điện tử viễn thông mà trong chương trình học lại có môn hóa, chẳng liên quan tý gì với chuyên ngành của mình, cũng không hẳn là nó sẽ cho mình khả năng suy nghĩ tốt hơn những môn khác.

Chương trình đại cương tại sao phải kéo dài đến 2 năm? Liệu có lãng phí sức lực và thời gIan không? Nếu thử làm 1 cuộc kiểm tra trong tất cả các trường ĐH xem SV nghĩ gì về chương trình đại cương thì tôi dám chắc 100% sẽ bảo rằng nó thật chán ngắt,vô ích!

Tôi nghĩ 2 năm đầu sinh viên rất cần được học những môn cơ bản. Nhưng các môn đó phải phù hợp với từng ngành. Chẳng hạn, tôi đang là sinh viên khoa công nghệ thông tin, tôi nghĩ những môn cơ sở cần phải được chú trọng là: giải tích, hình học giải tích, phương pháp số...và trong chương trình ngoài giờ lý thuyết cần phải có thêm 1 giờ bài tập nữa thì tốt hơn.

Cũng có bạn đọc cho rằng chính những môn khoa học cơ bản giúp chúng ta khả năng suy nghĩ để làm việc tốt hơn khi ra trường. Có thật sự là sinh viên không nên học những môn học đại cương không liên quan đến ngành của mình?

Điều gì đã làm nhiều SV cảm thấy nhàm chán với chương trình đại cương? Như thế nào là một chương trình đại cương mà bạn cần đáp ứng?

Mong nhận ý kiến của các bạn SV.

TTO

VÕ MINH HIẾU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên