28/04/2008 14:41 GMT+7

Cuộc đua lãi suất huy động vốn ngân hàng: sau tiền là vàng

Theo ĐỨC ANH - Hà Nội Mới
Theo ĐỨC ANH - Hà Nội Mới

Sau cuộc đua lãi suất tiền gửi từ cuối năm 2007 đầu năm 2008, các ngân hàng thương mại lại đang “phát động” cuộc đua mới huy động vàng. Đó là các ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank, Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM... Danh sách này chắc chắn còn dài thêm, khi sàn giao dịch vàng ACB đạt doanh số giao dịch hàng nghìn tỉ đồng mỗi ngày, tạo ra sức hấp dẫn lớn.

DxH5tEjp.jpgPhóng to
Nhà đầu tư tại sàn giao dịch vàng Sài Gòn của Ngân hàng TMCP ACB - Ảnh: Hồng Vĩnh
Sau cuộc đua lãi suất tiền gửi từ cuối năm 2007 đầu năm 2008, các ngân hàng thương mại lại đang “phát động” cuộc đua mới huy động vàng. Đó là các ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank, Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM... Danh sách này chắc chắn còn dài thêm, khi sàn giao dịch vàng ACB đạt doanh số giao dịch hàng nghìn tỉ đồng mỗi ngày, tạo ra sức hấp dẫn lớn.

Một cuộc đua lãi suất huy động vàng sắp sửa bắt đầu

Sáng 25-4, giá vàng đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong ba tuần vừa rồi. Giá vàng trong nước tính theo vàng do một số công ty vàng bạc đá quí lớn bán ra tại Hà Nội phổ biến ở mức 17,80 triệu đồng/lượng, giảm 130.000 đồng so với phiên giao dịch ngay trước đó. Tuy nhiên, theo một chuyên gia thuộc Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nhiều khả năng giá vàng vẫn tiếp tục có biến động theo chiều hướng tăng trong thời gian tới. Sự chững lại, xung quanh mốc 18 triệu đồng/lượng thời gian vừa qua của giá vàng, có thể là bước lấy đà cho một chu kỳ mới.

Nhiều chuyên gia về vàng nhận định giá vàng gần đây đã không còn quá lệ thuộc vào các tác nhân truyền thống, như giá dầu thô chẳng hạn. Cụ thể, trong khi giá dầu liên tiếp lập kỷ lục thì giá vàng không có đột biến. Nguyên nhân sâu xa là giá vàng đã bị các nhà đầu cơ lớn trên thế giới đẩy lên quá cao (tương tự giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hồi sôi động). Câu hỏi được nhiều người quan tâm là giá vàng đã chấm dứt xu hướng tăng hay đây thật sự chỉ là thay đổi nhỏ cho sự đột phá mới về giá?

Vẫn theo chuyên gia của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, xu hướng giá vàng ngắn hạn và trung hạn cơ bản sẽ ở mức 910-950 USD/ounce. Hi vọng vào khả năng bứt phá mạnh mẽ là khó nhưng xu hướng tăng tiếp tục. Vì vậy, đối với các nhà đầu tư ngắn và trung hạn trong nước, khi giá vàng xuống dưới 18 triệu đồng/lượng là lúc có thể mua vào.

Doanh số giao dịch vàng - mơ ước của công ty chứng khoán

Tốc độ sinh lời của kênh đầu tư vàng không còn cao như cách đây mấy tháng nhưng không có nghĩa đã mất đi tính hấp dẫn. Trước tình hình lạm phát leo thang, giá vàng chững lại, nhiều người đã rút tiền gửi tiết kiệm từ ngân hàng để mua vàng, để không chỉ bảo toàn nguồn vốn mà còn tranh thủ khả năng sinh lời do gửi tiết kiệm vàng có mức lãi suất hấp dẫn, đạt 4% năm. Khác với các hình thức gửi tiết kiệm truyền thống, những người gửi tiết kiệm vàng thường có xu hướng chọn kỳ hạn dài, hưởng lãi suất cao.

Trên thị trường hiện nay có tám ngân hàng thương mại huy động vàng gồm: ACB, Eximbank, Sacombank, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Nam Á. Danh sách này chắc chắn sẽ còn dài thêm khi doanh số giao dịch trên sàn giao dịch vàng ACB đạt hàng nghìn tỉ đồng mỗi ngày đã tạo ra sức hấp dẫn lớn. Doanh số này cũng là mơ ước của các công ty chứng khoán bởi mức thu phí giao dịch vàng hiện nay là 20.000 đồng/lượng. Một cuộc đua lãi suất huy động vàng đang hình thành. Dẫn đầu cuộc đua là Ngân hàng Việt Á với mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên tới 4%.

Với việc nâng lãi suất cao, một số ngân hàng đang hi vọng thành lập trung tâm giao dịch vàng. Tuy nhiên, lãi suất không phải là nhân tố chính thúc đẩy người dân đem vàng “cho” ngân hàng “vay”. Chính các công cụ phái sinh để bảo đảm cũng như bảo hiểm cho vàng gửi của khách hàng mới là điều được nhiều người quan tâm.

Các công cụ phái sinh vàng bao gồm quyền lựa chọn - cho phép người nắm giữ vàng được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa với mức giá xác định, trong một thời gian nhất định: mua vàng kỳ hạn (Forward) thông qua các sàn giao dịch vàng của ngân hàng; mua vàng qua tài khoản... Nếu ngân hàng nào có các công cụ phái sinh và dịch vụ tốt thì sẽ được nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng” theo đúng nghĩa đen.

Do đặc thù của vàng, các ngân hàng không cho rút vàng trước thời hạn. Cách duy nhất để “rút vốn” là vay lại thông qua hình thức cầm cố sổ tiết kiệm vàng (hiện Ngân hàng Á Châu ACB mở dịch vụ cầm cố sổ tiết kiệm vàng với hạn mức tối đa là 90% giá trị của sổ, lãi suất 6%/năm, có thể trả bằng vàng hoặc tiền đồng qui đổi sang vàng). Song không phải ngân hàng nào cũng cho phép thực hiện dịch vụ này. Ngoài ra, để bảo hiểm rủi ro cho khách hàng vay vàng trong trường hợp giá vàng tăng, ngân hàng có công cụ bảo hiểm quyền lựa chọn vàng.

Tùy theo thời hạn vay, khách hàng sẽ mua quyền chọn mua, phương thức này chủ yếu áp dụng với những khách hàng mua số lượng lớn hoặc sử dụng nghiệp vụ mua bán vàng kỳ hạn của các ngân hàng để tránh rủi ro.

Các nhà đầu tư đang đứng trước nhiều cơ hội để đầu tư vào vàng. Còn các ngân hàng chỉ có thể giành ưu thế khi cung cấp được các dịch vụ và công cụ phái sinh tốt.

Theo ĐỨC ANH - Hà Nội Mới
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên