19/05/2014 14:59 GMT+7

Cửa sang Hàn Quốc ngày càng hẹp

H.VĂN
H.VĂN

TTO - Tỉ lệ lao động bất hợp pháp của Việt Nam ở Hàn Quốc đang tăng cao, theo báo cáo của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lao động tại Hàn QuốcSẽ đóng cửa thị trường Hàn Quốc với lao động Việt Nam

SV4br5T0.jpgPhóng to
Một trong những nhóm lao động đầu tiên qua Hàn Quốc làm việc theo tinh thần MOU đặc biệt - Ảnh: H.VĂN

Tình trạng này khiến cơ hội sang Hàn Quốc của lao động Việt Nam ngày một giảm và có khả năng bị đóng cửa trở lại vào cuối năm nay.

Tỉ lệ trung bình 50%

Theo báo cáo của cơ quan chức năng Việt Nam tại Hàn Quốc, chỉ trong 4 tháng đầu năm nay đã có 428 lao động hết hạn không về nước, đẩy tỉ lệ lao động bất hợp pháp lên con số trung bình (của 4 tháng) là 50%, trong đó tháng 2 tăng cao đến 56% - theo lời một tùy viên sứ quán (phụ trách lao động) Việt Nam tại Hàn Quốc.

Còn nhớ ngày 31-12-2013 khi bộ trưởng bộ lao động hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đặt bút ký kết bản ghi nhớ đặc biệt về “thỏa thuận nối lại lao động Việt Nam theo chương trình EPS (MOU đặc biệt có thời hạn một năm)” khi tỉ lệ lao động bất hợp pháp giảm xuống dưới 40%.

Theo bản ghi nhớ này, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận lại lao động Việt Nam đã thi đậu các kỳ thi tiếng Hàn trước đó và những lao động đăng ký nhưng chưa được thi (do Hàn Quốc tạm ngưng tiếp nhận lao động Việt Nam từ 29-8-2012). Với việc ký kết này, Bộ LĐ-TB&XH cho biết đây là cơ hội để 12.000 hồ sơ lao động bị kẹt trên mạng sẽ được giải tỏa, hàng ngàn lao động có cơ hội qua Hàn Quốc làm việc.

Sau ký kết MOU đặc biệt, trong bốn tháng đầu năm đã có khoảng 3.000 lao động được qua Hàn Quốc làm việc và hơn 2.000 lao động trung thành được chủ sử dụng Hàn Quốc chọn quay lại làm việc.

Với những con số này, các cơ quan chức năng Việt Nam hi vọng sẽ có khoảng 4.000-5.000 lao động mới được tiếp nhận thông qua MOU đặc biệt. Và trên hết, Việt Nam hi vọng sau khi MOU đặc biệt hết hạn vào cuối năm 2014, hai bên sẽ ký kết lại MOU bình thường với điều kiện tỉ lệ lao động bất hợp pháp giảm dưới 40%.

Mỗi tháng trục xuất khoảng 100 lao động

Tuy nhiên, số lao động bất hợp pháp hiện nay đang tăng cao trung bình 50% khiến cơ hội mở lại thị trường Hàn Quốc ngày một xa vời.

Ông Nguyễn Hải Nam, trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam, cho biết từ đầu năm đến nay cơ quan luật pháp Hàn Quốc đã có nhiều đợt truy quét lao động bất hợp pháp. Số lượng bị bắt và trục xuất tuy phía Hàn Quốc không báo cho ban quản lý biết, nhưng theo ông Nam có khoảng 100 lao động bị trục xuất mỗi tháng. Các lao động này khi bị bắt, phía cơ quan luật pháp Hàn Quốc làm mọi thủ tục và trục xuất họ về nước mà không thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam (vì tính chất bảo mật thông tin cá nhân của Hàn Quốc, trừ những lao động mất hết giấy tờ).

Cũng theo ông Nam, sau khi ký kết MOU đặc biệt, phía Hàn Quốc có hứa sẽ xem xét nối lại việc tiếp nhận lao động bình thường nếu Việt Nam giảm tỉ lệ lao động dưới 40%.

Trước tình hình đó, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tổ chức nhiều cuộc họp, cuộc tư vấn tại các địa phương có nhiều lao động bỏ trốn, đưa ra nhiều biện pháp giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp… Tuy nhiên, tỉ lệ không những không giảm mà còn tăng lên có lúc 56% và trung bình quý 1-2014 là 50%. “Sau ký kết MOU đặc biệt, phía Hàn Quốc thông báo với Việt Nam là tỉ lệ tăng lên 42% và nay là 50%. Nếu tỉ lệ này không giảm, Hàn Quốc sẽ không ký lại MOU bình thường sau khi MOU đặc biệt hết hạn cuối năm 2014” - ông Nguyễn Hải Nam cho biết.

Ngoài việc lao động bất hợp pháp ngày một tăng cao, tỉ lệ lao động bị bắt, bị trục xuất do trộm cắp cũng đáng báo động. Theo danh sách bị trục xuất trong bốn tháng vừa qua, có tới bảy lao động bị trục xuất với tội danh trộm cắp. Đây là những lao động thuyền viên đã “cố tình cầm nhầm” cá, mực của các chủ tàu. “Việc trộm cắp chủ yếu xảy ra trên các tàu đánh cá có lao động Việt Nam làm việc. Tình trạng này phía Hàn Quốc nhiều lần phản ánh với Việt Nam nhưng rất khó kiểm soát - một cán bộ Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cho hay và nói thêm - Tình hình này thì phía Hàn Quốc có khả năng đóng cửa, không tiếp trở lại với lao động Việt Nam là rất cao khi MOU đặc biết hết hạn vào cuối năm nay”.

H.VĂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên