![]() |
Khi yêu, họ có thể thêu dệt, mơ mộng và cùng sống trên một thiên đường ảo tưởng. Và rồi cái hạnh phúc tưởng chừng như bất tử kia, bất chợt vỡ vụn như bọt bong bóng xà bông khi chạm trán với biến cố, nghịch cảnh trong đời sống hiện tại... Con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là quả báo. Do cái nghèo luôn đeo đẳng, suốt ngày, luôn bù đầu bù cổ chạy từng bữa ăn cho gia đình, nên có rất nhiều người lại không nhìn thấy được cái hạnh phúc mình đang có, và nghĩ rằng chỉ có những ai khá giả mới thật sự có hạnh phúc! <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Rất “kết” cốt truyện từ một vở kịch ngắn của Ai Cập, sau khi tác giả Hoàng Thái Thanh viết lại cho phù hợp, tui đã bắt tay dàn dựng. Với ý đồ thông qua nội dung vở diễn (Mua bảo hiểm tình), mong rằng tất cả mọi chúng ta nên dành tí ti thời gian để suy ngẫm, tự xét mình sống có đúng chưa, để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
VƯƠNG HUYỀN CƠ: Tui vẫn còn “sung”! Liệu có phản cảm về lễ giáo hay không, khi nói về việc nảy sinh tình cảm giữa những sui gia, và viết làm sao đây để cho hợp lý? Sau thành công của vở Ông bà vú, vì sợ trùng lắp về đề tài của người già, viết không tới sẽ mang lại sự nhàm chán cho khán giả, nên tui ngưng hẳn kịch bản viết về đề tài trên.
![]() |
Bắt đầu từ sự khác nhau trong quan điểm sống của sui gia. Ông sui gái thì rất phóng khoáng, luôn khuyến khích con cháu phải tự có trách nhiệm lo cho gia đình, bản thân. Trái lại, bà sui trai nghĩ rằng mình là nhân vật không thể thiếu trong gia đình. Bà là cái thời khóa biểu sống, dần dà tạo cho con cháu thói quen vô tâm, ỷ lại... Nhưng rồi sự cô đơn, trống vắng khi con cháu không có ở nhà, cùng nhiều biến cố xảy ra, trong đó có phần chăm sóc “rất đặc biệt” của ông sui gái, đã đánh gục đi những định kiến cổ hủ của bà sui trai. Và rồi từ “thằng cha già mắc dịch” lẫn “con mẹ già đỏng đảnh, nhiều chuyện” (cách rủa thầm nhau của hai sui gia) đều cảm thấy họ không thể thiếu nhau trong những tháng ngày còn lại của tuổi xế chiều..., họ gắn kết cùng nhau vì cần có người để hủ hỉ, chăm sóc lẫn nhau!
Từ ý tưởng trên, vở Ông ngoại bà nội đã được tui cho ra lò, xuất phát từ cuộc điện thoại đặt hàng của cố nghệ sĩ Hữu Lộc vào năm 2009.
ÁI NHƯ: Vai phù hợp là “xí” luôn!
Mộng Hoài (vở Ngôi nhà thiếu đàn bà) tự phong cho mình là một nhà ngoại cảm, có khả năng giao tiếp với người cõi trên. Trong khi hành nghề (chủ yếu dùng ba tấc lưỡi để lừa đảo và bán phim ma), chính nhà ngoại cảm dỏm cũng không ngờ mình lại có khả năng ngoại cảm thiệt. Thật hư... hư thật...! Đến khi phát hiện ra những con mồi lọt vô bẫy của mình đang ngồi trên... bàn thờ, nhà ngoại cảm bỏ nghề.
![]() |
Rất thích những vai phụ có tính cách... Thứ nhứt là Như không còn mi-nhon, nhan sắc thì cũng không bắt mắt cho lắm - nhưng cũng không đến nỗi tệ à nha! Thứ nhì là các vai phụ không ảnh hưởng đến việc dàn dựng. Nhà ngoại cảm Mộng Hoài là vai có chiều sâu, và đó là một trong những vai mà Như “kết”. Ngọn lửa âm ỉ bùng cháy lớn hơn khi NSƯT Thành Hội châm thêm dầu: “Vai này rất phù hợp, là của em đó...”. Vậy là Như “xí” luôn!
Ban giám khảo CÙ NÈO VÀNG 2010 1) Chủ tịch Hội đồng giám khảo: Ông LÊ VĂN NGHĨA Phó tổng thư ký tòa soạn phụ trách báo Tuổi Trẻ Cười. 2) Bà DƯƠNG THỊ LIÊN CHI Phó TBT báo Sân Khấu TP.HCM. 3) Bà HOÀNG KIM PV báo Thanh Niên. 4) Ông THANH HIỆP PV báo Người Lao Động. 5) Ông PHẠM PHÚ TÚC Ban Văn nghệ, Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP.HCM. 6) Ông ĐỖ HẠNH PV báo Sài Gòn Giải Phóng. 7) Ông TRỌNG THỊNH PV báo Tiền Phong. 8) Bà PHAN VIỆT NGA PV báo Phụ Nữ TP.HCM. 9) Ông HOÀNG NHÂN PV báo Thể Thao & Văn Hóa.
|
THỤY VÂN
Tuổi Trẻ Cười Xuân Tân Mão 2011 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận