08/01/2012 19:55 GMT+7

Công ty thua lỗ vẫn niêm yết trên UpCOM

Thạc sĩ LÊ VĂN THÀNH(Công ty đào tạo đầu tư FST)
Thạc sĩ LÊ VĂN THÀNH(Công ty đào tạo đầu tư FST)

TTO - * Nếu công ty hủy niêm yết và đăng ký trên sàn UpCOM thì trong thời gian bao lâu từ khi hủy niêm yết trên sàn công ty (FPC) phải niêm yết trên sàn UpCOM? Khi niêm yết trên sàn UpCOM, cổ phiếu có thay đổi tên giao dịch không?

Sau khi đăng ký trên sàn UpCOM, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ thì công ty sẽ giải quyết quyền lợi cho cổ đông như thế nào?

Cảm ơn nhiều.

zbtL9svm.jpgPhóng to
Ảnh minh họa
Lê Minh Hoàng (hoanglatoday@...)

- Trả lời:

1. Theo quy định của Luật chứng khoán và các văn bản có liên quan, nếu một công ty tự nguyện xin hủy niêm yết hoặc bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HOSE và HNX thì công ty đó vẫn là công ty đại chúng và cổ phiếu công ty đó sẽ được đăng ký giao dịch trên thị trường UpCOM.

Các công ty hủy niêm yết hoặc bị hủy niêm yết sẽ lấy ý kiến đại hội đồng cổ đông để thông qua quyết định hủy niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường UpCOM. Thời gian kể từ khi cổ phiếu công ty hủy niêm yết đến lúc được giao dịch trên thị trường UpCOM chỉ có thế mất vài tuần nếu công ty đó thực hiện một cách nhanh chóng các thủ tục cần thiết để hủy niêm yết và đăng ký giao dịch trên UpCOM vì lợi ích của cổ đông.

Ví dụ với cổ phiếu của Công ty cổ phần Cơ khí Bình Triệu (BTC), thời gian kể từ khi cổ phiếu công ty bị hủy niêm yết bắt buộc đến lúc cổ phiếu công ty được đăng ký giao dịch lại trên thị trường UpCOM trong năm 2009 chỉ mất khoảng 30 ngày.

Như vậy, vấn đề nhanh hay chậm để cổ phiếu sau khi bị hủy niêm yết được giao dịch trên UpCOM là tùy thuộc việc công ty đó có chủ động thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để đăng ký giao dịch trên thị trường UpCOM hay không.

Tuy nhiên, có một số trường hợp sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc, các công ty này đã chậm tiến hành hoặc không tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường UpCOM vì nhiều lý do khác nhau, điều này làm cổ đông nắm giữ cổ phiếu không thể bán được cổ phiếu sau khi cổ phiếu bị hủy niêm yết, ví dụ như trường hợp của cổ phiếu FPC (CTCP Full Power).

2. Khi đăng ký giao dịch trên thị trường UpCOM, mã cổ phiếu không thay đổi so với lúc niêm yết.

3. Điều kiện để cổ phiếu của một công ty được đăng ký giao dịch trên thị trường UpCOM là công ty đó phải là công ty cổ phần đại chúng (công ty cổ phần có vốn điều lệ trên 10 tỉ đồng và có trên 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu) và được một công ty chứng khoán thành viên cam kết hỗ trợ, nên dù công ty đó có kinh doanh thua lỗ nhiều năm thì cổ phiếu của công ty đó vẫn được giao dịch bình thường trên thị trường UpCOM vì điều kiện đăng ký giao dịch không đề cập việc có lợi nhuận hay không.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu của công ty có thể rớt xuống rất thấp như trong trường hợp cổ phiếu VKP trên sàn HoSE hiện nay chỉ còn dưới 1.000 đồng, khi đó nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Trong trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản vì thua lỗ thì quyền lợi của cổ đông sẽ được giải quyết theo Luật phá sản và các văn bản pháp luật có liên quan.

Chúc bạn sức khỏe và thành công.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề thủ tục mua bán, góp vốn doanh nghiệp hoặc bài vở cộng tác, bạn đọc gửi về mục "Tư vấn chứng khoán" tại địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

Tuổi Trẻ Online

Thạc sĩ LÊ VĂN THÀNH(Công ty đào tạo đầu tư FST)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên