10/10/2009 08:25 GMT+7

Công phá Mặt trăng tìm nước

TRẦN PHƯƠNG (Theo Reuters, BBC)
TRẦN PHƯƠNG (Theo Reuters, BBC)

TT - Giới khoa học nghiên cứu không gian vũ trụ vừa được chứng kiến hai vụ “công phá cảm tử” Mặt trăng do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện ngày 9-10.

Công phá Mặt trăng tìm nước

TT - Giới khoa học nghiên cứu không gian vũ trụ vừa được chứng kiến hai vụ “công phá cảm tử” Mặt trăng do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện ngày 9-10.

Các công phá này nhằm làm bật tung vài mẩu băng bên dưới bề mặt của Mặt trăng để tìm sự hiện diện của nước - cơ sở thiết yếu để con người nghĩ đến khả năng khám phá kỹ lưỡng Mặt trăng trong tương lai.

ImageView.aspx?ThumbnailID=367307
Mô phỏng LCROSS (trái) và đầu tên lửa hướng đến Mặt trăng - Ảnh: Nasa

Theo kế hoạch, thoạt tiên vệ tinh thăm dò và quan sát lỗ mặt trăng (LCROSS) không người lái phóng đầu tên lửa 2,2 tấn xuống đỉnh nam của Mặt trăng. Với sức công phá tương đương 1,5 tấn thuốc nổ TNT, ước tính có khoảng 350 tấn bụi được xới lên ở độ cao đến 10km.

LCROSS chỉ có vài phút để thu thập, phân tích đám bụi bốc lên và gửi thông tin về Trái đất trước khi rơi xuống, tạo nên cuộc công phá thứ hai. Các thiết bị trên LCROSS như máy đo quang phổ, bức xạ, các loại camera sẽ giúp các nhà khoa học nhận biết sự tồn tại của nước cũng như các nhóm hydroxit (OH), muối, khoáng...

Theo CNN, kính thiên văn vũ trụ Hubble và tàu do thám Mặt trăng của NASA cùng hàng trăm kính thiên văn mặt đất theo dõi và ghi hình vụ nổ. NASA cũng khuyến  khích những nhà nghiên cứu nghiệp dư dùng kính viễn vọng đặt ở sau nhà cùng quan sát.

Trước lo ngại quỹ đạo Mặt trăng có thể thay đổi hoặc đất đá bị văng xuống Trái đất, các nhà khoa học NASA đã trấn an rằng: nó cũng giống một vụ va chạm tự nhiên giữa Mặt trăng và thiên thạch. “Ảnh hưởng của nó thấp hơn 1 triệu lần so với cái chớp mắt của một hành khách trên chuyến bay” - thành viên dự án Tony Colaprete khẳng định.

Tuy nhiên, mối quan tâm trước hết vẫn là liệu băng có tồn tại thật sự hay không. “Nếu băng hiện diện, nó có khả năng là nguồn cung cấp nước cho việc thiết lập căn cứ trên Mặt trăng” - BBC dẫn lời tiến sĩ Vincent Eke (Anh) khẳng định.

TRẦN PHƯƠNG (Theo Reuters, BBC)

TRẦN PHƯƠNG (Theo Reuters, BBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên