13/10/2005 12:24 GMT+7

Công nghiệp ô tô: Quanh quẩn cối xay!

Theo Người lao động
Theo Người lao động

Trong số hàng vạn chiếc ô tô đang lưu hành trên thị trường, rất ít là do các doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất hay lắp ráp (chủ yếu là xe tải nhỏ).

8MK3ctKR.jpgPhóng to
Trong số hàng vạn chiếc ô tô đang lưu hành trên thị trường, rất ít là do các doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất hay lắp ráp (chủ yếu là xe tải nhỏ).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bỏ ngỏ thị trường phục vụ tầng lớp “nhà giàu”, trong đó có một nguyên nhân là các nhà đầu tư tự “loại” mình ra khỏi cuộc chơi vì đầu tư công nghệ quá lạc hậu và yếu kém.

Cho đến thời điểm này, sau gần 1 tháng tiến hành hậu kiểm (đã kiểm tra khi cấp phép) 25 cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô ở phía Bắc và miền Trung, các đoàn kiểm tra của Bộ Công nghiệp đã tận mục sở thị chỉ có 2 trong số này là đủ “Tiêu chuẩn 115” mà Bộ Công nghiệp ban hành (Xí nghiệp Tư doanh Xuân Kiên và Công ty Trường Hải).

“Tiêu chuẩn 115” có hiệu lực từ 1-7-2005, là điều kiện tối thiểu đối với DN lắp ráp, sản xuất ô tô để bảo đảm xe sản xuất ra đạt Tiêu chuẩn VN như các yếu tố về môi trường, khí thải, mỹ thuật, khung sườn, sơn...

Trước thực trạng lơ là của DN, Bộ Công nghiệp đã ra thời hạn đến 31-12-2005 để các DN chạy đua đạt “Tiêu chuẩn 115”. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, ông Đỗ Hữu Hào, cho rằng để xảy ra tình trạng này là lỗi của DN khi họ đã quá coi thường quy định.

Từ tháng 10-2004, khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô VN 2010, tầm nhìn 2020 đã nhấn mạnh yêu cầu các DN phải tuân thủ quy định Tiêu chuẩn DN ô tô từ ngày 1-7-2005. Ngay sau khi quy hoạch được ban hành, Bộ Công nghiệp đã ban hành “Tiêu chuẩn 115” vì vậy không thể nói DN không nắm rõ.

Theo ông Hào, tới 31-12-2005, nếu DN nào không đạt “Tiêu chuẩn 115”, Bộ Công nghiệp sẽ trình lên Thủ tướng xem xét từng trường hợp cụ thể, để quyết định có cho tiếp tục hoạt động hay không.

Bên cạnh đó, cũng còn một lối thoát cho các DN đến hạn cuối vẫn chưa đáp ứng được “Tiêu chuẩn 115”, có thể chọn giải pháp liên doanh, liên kết đầu tư. Có điều, Bộ Công nghiệp lại lo ngại có thể xảy ra tình trạng chỉ liên doanh, liên kết “ma” mà chất lượng không thay đổi, khi đó cơ quan đăng kiểm sẽ không cấp đăng ký xuất xưởng xe và được coi là gian lận thương mại.

Vấn đề mấu chốt hiện nay là nhận thức của số đông DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước về tầm quan trọng của đầu tư công nghệ trong nâng cao năng lực cạnh tranh là “chẳng đáng một xu”.

Sở dĩ nhận định điều này vì đã có không ít DN vô tư phát biểu “nền công nghiệp ô tô cũng không thể phát triển được trên cơ sở đầu tư quá lớn. Vì vậy các DN trong nước thấy rằng cần phải dựa vào những DN vừa và nhỏ”.

Với quan điểm phát triển như vậy, liệu đến khi nào ngành công nghiệp VN mới trưởng thành hay chỉ mãi “quanh quẩn cối xay”, lắp ráp ra những xe tải nhỏ chỉ “nhỉnh” hơn các xe công nông “đầu ngang” là ca bin có mái che và cửa kính.

Theo Người lao động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên