19/05/2004 22:29 GMT+7

Công khai việc bổ nhiệm cán bộ

ĐẶNG ĐẠI thực hiện
ĐẶNG ĐẠI thực hiện

TT - Trao đổi bên hành lang QH với báo giới, ông TRẦN ĐÌNH HOAN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chia sẻ với bức xúc của xã hội: “Người ta bầu anh lên làm Bộ trưởng hoặc làm lãnh đạo thì quan trọng nhất là anh phải hoàn thành trách nhiệm theo chức trách, quyền hạn của anh. Còn khi không hoàn thành hoặc thực hiện không tốt các chức trách đó thì anh phải xin miễn nhiệm hoặc là từ chức. Tôi thấy vừa rồi Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đã rất thẳng thắn”.

ZExStzkX.jpgPhóng to
Ông Trần Đình Hoàn
TT - Trao đổi bên hành lang QH với báo giới, ông TRẦN ĐÌNH HOAN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chia sẻ với bức xúc của xã hội: “Người ta bầu anh lên làm Bộ trưởng hoặc làm lãnh đạo thì quan trọng nhất là anh phải hoàn thành trách nhiệm theo chức trách, quyền hạn của anh. Còn khi không hoàn thành hoặc thực hiện không tốt các chức trách đó thì anh phải xin miễn nhiệm hoặc là từ chức. Tôi thấy vừa rồi Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đã rất thẳng thắn”.

Trách nhiệm người đứng đầu: đã đến lúc bức xúc!

* Thưa đồng chí, Hội nghị giữa nhiệm kỳ về thực hiện nghị quyết Đại hội 9 đã nói rất nhiều về trách nhiệm người đứng đầu. Phải chăng từ trước ta còn coi nhiều điều này?

- Có lẽ qua thực tiễn thì thấy có sự liên quan giữa trách nhiệm và xử lý. Nói như thế không phải từ xưa tới nay mình không coi trọng nhưng đến bây giờ thì vấn đề đã trở thành bức xúc rồi, gay cấn rồi cho nên Đang và Nhà nước cũng có thái độ cho nó rõ.

* Cụ thể là như thế nào?

- Thì đấy, bây giờ QH đang giao cho Chính phủ nghiên cứu ban hành một Nghị định về trtách nhiệm người đứng đầu. Đang lấy ý kiến của các cơ quan. Thành ủy TP.HCM đã ban hành thử nghiệm cách làm về xác định tinh thần trách nhiệm người đứng đầu rồi đấy.

* Thưa ông, ở Trung Quốc, khi những vị cán bộ cao cấp chuẩn bị thôi chức vụ thì người ta tiến hành kiểm toán tài sản người ấy. Quan điểm của ông về cách làm này, có nên học tập áp dụng ở VN không?

- Đây cũng là một cách và mình đang nghiên cứu. Tuy nhiên theo tôi, trước khi anh nhận trách nhiệm hoặc trong khi thực hiện nhiệm vụ (đương chức - PV) cũng cần được kiểm toán. Chứ còn việc khi chuẩn bị rời chức mới kiểm toán thì cũng chưa chặt chẽ. Tôi nghĩ nếu Trung Quốc làm vậy cũng chỉ mới ở một vài địa phương chứ chưa phải là chủ trương chung.

Bổ nhiệm cán bộ: không úp úp mở mở...

* Thưa ông, hiện nay ở Trung Quốc, một số thành phố đã công khai thi tuyển để lựa chọn cán bộ chủ chốt. Ta có nghiên cứu để có cách lựa chọn cán bộ như thế này không?

- Vấn đề thi tuyển như vậy theo tôi cần phải nghiên cứu. Đó là cách mở rộng cơ chế dân chủ trong đánh giá và tuyển chọn cán bộ. Ta đang theo xu hướng ấy. Dân chủ, công khai và coi trọng khâu đánh giá cán bộ mới có sắp xếp bố trí đúng người được.

Đặc biệt là phải rất coi trọng nguyên tắc tập thể trong đánh giá cán bộ. Tuy nhiên tinh thần ấy với thi tuyển công chức thì được, còn với người đứng đầu thì phải cân nhắc.

* Theo ông, trước khi bổ nhiệm một cán bộ có cỡ nào đấy thì có nên công khai trong nhân dân không?

- Có, công khai trong cơ quan chứ!...

* Người ta bảo nếu làm như thế thì người đó (người được bổ nhiệm) sẽ “chết” trước khi được bổ nhiệm?

- Cái đó là cách nói theo kiểu cũ. Vừa rồi 64 tỉnh người ta qui hoạch cán bộ đều công khai. Chả có vấn đề gì cả nếu anh đánh giá đúng cán bộ. Bảo rằng là như thế là “sẽ chết”, chẳng chết ai cả!

Trước kia là vì thế này: đối với chính sách cán bộ thì anh cứ úp úp mở mở, hoặc là nhiều khi cái đó chưa phải là ý chí của tập thể lãnh đạo khi mà còn ý anh này thế này, anh kia thế kia... Chứ còn nếu mà đã được đánh giá một cách công khai thì khác. Một số tỉnh đã làm cái này rất tốt.

* Thế nhưng có khi đánh giá của tập thể, số đông không phải bao giờ cũng đúng?

- Đúng thế. Đó là khi nội bộ đó có vấn đề. Còn nếu nội bộ đó đoàn kết nhất trí thì điều đó không xảy ra.

* Nhưng tình trạng nội bộ có vấn đề là một thực trạng có ở quá nhiều nơi.

- Tất nhiên là nơi này nơi kia cũng có…

* Cho nên lấy tiêu chí đa số để đánh giá cán bộ không hẳn lúc nào cũng đúng?

- Nhưng tuyệt đại bộ phận là đúng. Tôi cũng đồng ý có trường hợp không đúng. Ví dụ như trường hợp vừa rồi trong bầu cử HĐND cấp tỉnh ở Quảng Bình: có cán bộ đa số giới thiệu đấy nhưng khi ra ứng cử đại biểu HĐND thì dân cư tri không bầu. (tập thể giới thiệu bí thư tỉnh ủy ra ứng cử đại biểu HĐND, dự kiến sẽ giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2009 nhưng đã không đắc cử - PV).

* Hiện tượng đó theo ông có nên coi là bình thường?

- Cái này phải xem xét, đánh giá chứ. Chúng tôi đang làm.

* Có ý kiến rằng: cấp tỉnh, cấp huyện nên có mô hình bí thư kiêm chủ tịch UBND chứ không nên duy trì mô hình “có hai ông chính quyền ở một địa phương”, như thế rất khó làm việc?

- Cái này phải qua thực tiễn. Đảng nếu kiêm thì nên kiêm HĐND vì chức năng của Đảng là đưa ra đường lối, chủ trương và giám sát. HĐND cũng có chức năng đó: giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.

Trọng dụng nhân tài

* HĐND các cấp chuẩn bị nhóm họp để bầu UBND các cấp. Việc lựa chọn người tài là rất quan trọng. Nếu phải lựa chọn giữa một người trẻ có năng lực và táo bạo, có ý tưởng và dám đột phá với một cán bộ có tuổi, dày dạn kinh nghiệm thì ông bỏ phiếu cho ai?

- Lâu nay trong bố trí, đào tạo cán bộ mình chủ yếu vẫn là sắp xếp, đào tạo, đào tạo lại, sử dụng bộ máy cán bộ hiện có là chủ yếu. Giai đoạn vừa rồi như thế thì được. Trong giai đoạn tới thì làm sao phải phát hiện được số cán bộ tài năng. Trường ĐH Quốc gia hiện nay đang nghiên cứu nội dung này và đã đưa vào nghị quyết T.Ư 9 giữa nhiệm kỳ rồi đấy.

Tức là vấn đề phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài phải trở thành vấn đề của giai đoạn tới. Có rất nhiều em trẻ, tài năng nhưng ta chưa có chủ trương thống nhất nên nhiều em phải đi xin việc nơi này nơi nọ. Có khi chẳng nơi nào nhận. Đây là sự lãng phí nhân tài.

Không chỉ phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng không thôi mà phải đưa dần lực lượng mới ấy vào hệ thống nhà nước, nhất là trong ba lĩnh vực lớn: cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý; cán bộ khoa học và công nghệ; doanh nghiệp. Nếu trong cả ba lĩnh vực này mà ta đều có người giỏi, người tài thì đúng là sự phát triển đất nước sẽ khác.

* Chúng ta không thiếu nhân tài. Ông nói là phải qui hoạch và đưa vào hệ thống để dần thay thế. Thế nhưng vẫn còn những người ngồi đấy trên bộ máy. Làm sao đưa nhân tài trẻ vào để phát huy được?

- Chúng ta làm song song. Hệ thống trẻ thì cứ lắp ráp dần dần vào. Cứ vậy, sẽ tới một lúc đồng bộ và hài hòa. Chứ không thể ép toàn bộ đội ngũ cán bộ cũ chạy theo cái mới.

* Có một thực tế là cán bộ trước khi được bổ nhiệm thì phấn đấu rất tốt. Thế nhưng khi được bổ nhiệm rồi thì không giữ đựơc mình. “Ngồi trên chức” được một, hai năm là hư, sinh tiêu cực.

- Chọn một trăm anh thì vài ba anh thế nào cũng có chuyện nọ chuyện kia chứ không thể nào nói là tròn trịa hết. Trách nhiệm của tổ chức là giám sát, bồi dưỡng cán bộ mình.

* Xin cảm ơn ông.

ĐẶNG ĐẠI thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên