![]() |
Khóc thương Bác Hồ - Ảnh trong phim của NDN |
Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Trần Huy Công, đại diện NDN tại VN về bộ phim này. Ông Công kể:
- Tháng 8-1969, nhà quay phim Ishigaki Misao (hiện đang là giám đốc NDN) sang VN thường trú. Lần bấm máy đầu tiên của ông chính là lễ quốc tang Hồ Chủ tịch (ngày 9-9-1969). Cùng đi với ông là ba nhà quay phim nữa, bốn người đã quay được bốn góc độ khác nhau và cũng là nhóm quay phim tư bản duy nhất, hùng hậu nhất với bốn máy quay và những thước phim màu. Vào thời đó các hãng tin khác chưa có phim màu. Khi quay phim xong, hình ảnh lễ quốc tang được gửi về Nhật, được biên tập thành các sản phẩm thời sự.
Những hình ảnh đó được chiếu trên toàn bộ hệ thống truyền hình Nhật. Bộ phim này sau đó đã được chiếu tại các rạp chiếu phim ở Nhật cùng với bộ phim tài liệu mang tên Việt Nam (từng được chiếu trên sóng truyền hình VN). Bộ phim đã được hàng triệu người Nhật đến xem.
* Tại sao phim được chiếu trên VTV4 cho người Việt ở nước ngoài mà không phải là các kênh phổ thông trong nước như VTV1, VTV3?
Phim được chiếu với hai phiên bản. Phiên bản lồng tiếng Việt sẽ được chiếu trong ngày 2-9, bắt đầu từ 0g20 và phát lại sau mỗi tám tiếng. Phiên bản tiếng Nhật, phụ đề tiếng Anh sẽ được chiếu bắt đầu từ 10g ngày 2-9. |
* Thưa ông, những hình ảnh nào đáng chú ý trong bộ phim về lễ quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh mà NDN đã thực hiện?
- Nhà quay phim Ishigaki Misao nói với tôi rằng phim lễ quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh làm khán giả Nhật Bản đặc biệt ấn tượng. Đó là hình ảnh tấm lòng người dân VN đối với lãnh tụ trong ngày quốc tang, nỗi đau đớn tiếc thương không cần dùng lời bình để tả. Nhà quay phim Ishigaki Misao chỉ việc ghi lại những hình ảnh một cách trung thực. Với lợi thế bốn máy quay cùng lúc, hình ảnh người dân thương khóc Bác Hồ trở nên gần gũi và cụ thể hơn bất kỳ một bộ phim nào khác về lễ quốc tang. Nhiều khán giả Nhật đã khóc khi xem những hình ảnh đó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận