16/11/2005 08:33 GMT+7

"Còn thú vui kia sao chẳng vẽ..."

NGUYỄN QUÂN (Báo Lao Động)
NGUYỄN QUÂN (Báo Lao Động)

Triển lãm tranh, ảnh nude (khoả thân) tổ chức tại gallery 39 Lý Quốc Sư (Hà Nội) từ ngày 11-11 với gần 50 tác phẩm của 16 tác giả là một triển lãm đang được chú ý không chỉ đối với những người làm nghề. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của hoạ sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân.

uCl3G2LL.jpgPhóng to

Một tác phẩm khoả thân của hoạ sĩ Lưu Công Nhân được chép lại trênđĩa gốm

Triển lãm tranh, ảnh nude (khoả thân) tổ chức tại gallery 39 Lý Quốc Sư (Hà Nội) từ ngày 11-11 với gần 50 tác phẩm của 16 tác giả là một triển lãm đang được chú ý không chỉ đối với những người làm nghề. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của hoạ sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân.

Nude - khoả thân - thì người Việt làm từ thượng cổ trên các trống đồng Đông Sơn. Sau này ở đình, có bác thợ phởn chí ngẫu hứng vài cảnh tắm sen, trai gái ghẹo nhau, đều khá sơ sài. Thế nên khi xem tranh Tố nữ, Hồ Xuân Hương mới trách "người thợ vẽ khéo vô tình" là: "Còn thú vui kia sao chẳng vẽ". Có lẽ bà sẽ được an ủi nếu biết rằng ở VN còn có những tuyệt tác khoả thân Chăm đứng ngang với những tác phẩm điêu khắc uyển nhã nhất của nhân loại.

Khoả thân, trong nhiều nền văn hóa, đầu tiên nhất là phục vụ tôn giáo, tín ngưỡng. Nó hoặc để ca ngợi các thần linh hoặc để thể cầu sự phồn thực. Rồi khi con người lấy mình làm trung tâm - chủ nghĩa nhân đạo phát triển - thì khỏa thân là để ca ngợi chính con người, biện minh cho "chân lý": Chúa trời đã sinh ra con người theo hình ảnh của mình. Khi đó, người đã dồn nhiều tâm sức nhất, hơn nhiều khi sinh ra các loài khác từ giun, kiến đến cá voi hay sư tử.

Đi đầu trong việc này là nghệ thuật Phục hưng Châu Âu với sự nghiên cứu cơ thể học rất thực chứng và duy lý. Một nhánh nhỏ của hướng dùng khoả thân ca ngợi con người là các "dâm kinh" bằng tranh ca ngợi, giải trí và hướng dẫn về sinh hoạt tình dục. Các bậc thầy số một là người Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản. Bạn đọc Châu Âu mê các minh hoạ tác phẩm "Kim Bình Mai" còn hơn bản văn của nó. Danh hoạ Hokushai của Nhật để lại một di sản đồ hoạ khổng lồ về đề tài này.

Đến thời hiện đại, thân thể con người được coi là kết tinh của ngôn ngữ tạo hình, nơi quy tụ các hình khối cơ bản với sự phối hợp, biến hoá phong phú nhất. Cơ thể người và vận động của nó là những nguyên âm và phụ âm của tiếng nói tạo hình. Khoả thân khước từ việc chỉ được dùng làm công cụ để ca ngợi thần linh hay con người theo thẩm mỹ quý tộc hay thị dân. Nó tự thân thành chủ thể và mục đích của tạo hình, nó là hiện thân của các cảm xúc, tư tưởng, thậm chí của một chính kiến.

Ở nước ta một thế kỷ qua, nude - khoả thân đúng là rất "yếu kém". Chúng ta không có một bậc thầy nào nổi danh, giỏi giang trong lĩnh vực này. Lý do có thể do truyền thống Khổng giáo (khắt khe, nông cạn) kiềm toả. Hai là do có một thời ta còn bận làm những việc khác - không có thời gian cho cái "thú vui kia". Nhưng rồi đến thời kỳ mở cửa, tha hồ muốn vẽ gì thì vẽ nhưng giới hoạ sĩ, điêu khắc vẫn đuối sức trong chuyện này.

Khó có thể nhớ trong đầu một tác phẩm khoả thân nào. Có lẽ bởi cả người vẽ lẫn người xem chúng ta vẫn trôi dạt trong thứ thẩm mỹ thị dân - du lịch nhạt nhẽo lấy cái đèm đẹp - gợi tình rụt rè - đáng yêu ẻo lả làm mục đích mà không đi vào được ba trường tư tưởng và thẩm mỹ đích thực là nghệ thuật kể trên.

Với tầm tư tưởng và thẩm mỹ còn "lè tè" như vậy, bà Hồ Xuân Hương sẽ còn phải chờ lâu. Vì vậy, một nỗ lực như triển lãm này là rất đáng khích lệ.

NGUYỄN QUÂN (Báo Lao Động)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên