Một số người phán rằng “đi nhón gót là có bệnh trong xương”. Không phải vậy! Có những trẻ đi nhón gót theo thói quen hoặc trong nhà cũng có đứa lớn hơn đi kiểu đó. Tuy nhiên nếu đi nhón gót lại hay té ngã, các cử động khác như gài nút áo, cầm nắm một vật không chắc, không chạy nhảy được, các cơ chân co rút cứng nhắc thì cần gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh. Cá biệt có trẻ bẩm sinh gân achilles (gân ở gót chân) hơi ngắn nên cứ chuyển động là nhón gót. Một số trẻ tự kỷ cũng có kiểu đi nhón gót.
Mẹ làm gì khi bé đi nhón gót?
Trước hết nên trò chuyện, giải thích và dạy cho bé đi như những đứa trẻ bình thường. Mỗi ngày dùng tay phải nắm bàn chân bé, tay trái nắm đầu gối kéo giãn gân gót và nói “mẹ làm thế này là mai con không đi nhón gót nữa”. Cách làm vừa có tác động tâm lý vừa tác động cơ học lên gân gót, chỉ ít ngày sau bé sẽ đi bình thường. Nếu bé mắc bệnh tự kỷ thì mẹ cần kiên nhẫn chữa trị cho bé, đồng thời vẫn nên thực hiện kéo giãn gân gót nhẹ nhàng.
Tóm lại: Trẻ đang lớn có rất nhiều biến động. Các bà mẹ nên trang bị những kiến thức tối thiểu mới có thể bình tĩnh xử lý như trường hợp đau chân và đi nhón gót kể trên.
Tuổi Trẻ Cười số 480 ra ngày 01/08/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận