Những cây long não còi cọc trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM (ảnh chụp trưa 18-9) - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Hàng cây này sẽ được thay bằng cây khác.
Ông Nguyễn Vĩnh Ninh - giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 TP HCM - cho biết đơn vị ghi nhận có hiện tượng cây trồng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi không phát triển là do không phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở tuyến đường này.
Có lẽ vậy nên trồng gần chục năm, nhiều cây chỉ cao khoảng 3m, tán cây gần 2m, lá vàng úa, thậm chí chết khô, phải đào bỏ đi trồng lại.
Cũng theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã giao cho đơn vị phối hợp với Công ty Công viên cây xanh TP.HCM xem xét, đánh giá và đưa ra phương án chuyển loại cây trồng cho phù hợp.
Chuyện này không bất ngờ bởi từ sáu năm trước, năm 2010, hiện tượng hàng chục long não trên tuyến đường này chết khô, còi cọc đã được thông tin trên TTO và phản ảnh với đơn vị thực hiện là Công ty Công viên cây xanh.
Ông Trần Thiện Hà, giám đốc Công ty Công viên cây xanh TP.HCM lúc ấy, cho biết sẽ cho người kiểm tra, xác định nguyên nhân và thay thế những cây bị chết. Riêng về quy trình trồng cây và chế độ chăm sóc, ông Hà khẳng định công ty đã làm đúng kỹ thuật.
Vậy là hàng long não trên tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi sẽ được thay bằng cây khác; chưa rõ cây gì và có lẽ thời gian sẽ trả lời nó có phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tuyến đường này hay không.
Vậy trước khi trồng những chuyên gia Công ty Công viên cây xanh đề xuất trồng và trồng loại cây này đã xem xét thổ nhưỡng, khí hậu khu vực này chưa vì các chuyên gia dư hiểu đây là hai yếu tố cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua khi xem xét trồng một loại cây, bất kỳ cây gì.
Nếu không, không chỉ hàng long não trên đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa còi cọc mà còn là hàng bằng lăng tím vốn yếu và dễ tét nhánh trên nhiều tuyến đường Sài Gòn hiện nay không đảm bảo lắm chuyện bóng mát, dáng cây...; hàng viết dọc đường Nguyễn Hữu Cảnh trồng hơn 15 năm xem ra vẫn ít lá, cây không cao, tán nhỏ... hẳn so với hàng viết trên đường Điện Biên Phủ.
Hàng băng lăng tím khu vực giao lộ An Phú, Q.2, TP.HCM tơi tả trong nắng mùa khô không tạo nổi bóng mát - Ảnh: M.C. |
Nhiều cây bằng lăng tím ở Cần Thơ bị dông lớn làm gãy ngọn hoặc bật gốc ngã ra đường đầu mùa mưa năm nay - Ảnh: Chí Quốc |
Nhiều cây bằng lăng tím ở Cần Thơ bị dông lớn làm gãy ngọn hoặc bật gốc ngã ra đường đầu mùa mưa năm nay - Ảnh: Chí Quốc |
Hoa cỏ trên đường cũng nhiều suy nghĩ
Không chỉ cây hai bên đường vốn là chuyện lâu dài, ngay hoa kiểng đang có vẻ ngày càng nhiều hơn trên đường phố Sài Gòn cũng nhiều vấn đề.
Có vô số tiêu chí chọn trồng cây cỏ trên đường phố, nhưng có một tiêu chí quan trọng mà khi trồng ai cũng phải lưu ý: làm sao để ít tốn công lẫn chi phí chăm sóc.
Trong khi đó, khi những chậu hoa không trồng trên đất mà trồng trong chậu bên ngoài, khi có hoa thì đưa vô bồn cỏ, công viên, đường phố; những chậu hoa xếp tạo phối cảnh trên đường Lê Duẩn; những bồn hoa lớn trên đại lộ; những chậu kiểng bonsai ra đường... rõ ràng không đảm bảo yêu cầu này dù có thể rất đẹp.
Thậm chí có nơi người ta trồng cả cây dạng dây bò lan trên đường rất mạnh, rất nhanh như bìm bìm trên các dải cây phân cách...
Quan trọng hơn, tổng chi phí trồng và bảo dưỡng những cây cỏ rẻ tiền, ngắn ngày (như hoa móng tay, hoa cúc chẳng hạn) bao nhiêu cho những hoa lá chỉ vài tuần là phải thay mới này, trên một tuyến đường, trong một quận huyện và lớn hơn là cả thành phố lớn nhất nước này?
Và chi phí đó hợp lý chưa, đúng giá trị của nó chưa?
Dải phân cách đường nhánh dưới cầu Sài Gòn (Q.2, TP.HCM) trồng loại dây leo bò lan rất nhanh trên đường - Ảnh: M.C. |
Một số cây trên đường Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) được bao bởi những chậu hoa móng tay phải tưới hằng ngày, sau một thời gian ngắn sẽ được thay mới bằng những chậu khác - Ảnh: M.C. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận