Nhiều lỗ hổng trong quản lý đường thủyTàu cánh ngầm - “lão niên” cưỡi sóng
Phóng to |
Khách không mặc áo phao và ngồi chật như nêm trên tàu cao tốc Thuận Thành 2 hôm 5-8 - Ảnh: Tấn Thái |
Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, đại diện cơ quan chức năng liên quan và các tỉnh thành Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi.
Vượt tải: chuyện thường ngày
Tàu cánh ngầm “già” Theo đại diện Cục Đăng kiểm VN, cả nước hiện có 227 tàu cao tốc, bao gồm tàu cao tốc bằng vỏ composite, tàu vỏ sắt có tốc độ từ 30 km/giờ trở lên. Trong đó 137 chiếc có tuổi đời 1-5 năm, 106 chiếc 5-10 năm, còn lại là tàu có tuổi đời trên 10 năm đến 35 năm. Như vậy, tuổi đời tàu cao tốc ở VN tương đối trẻ. Tuy nhiên, trong số 227 tàu cao tốc trên có 22 tàu cánh ngầm đã qua sử dụng trên 18 năm, thậm chí nhiều tàu đã sử dụng 23 năm. Hầu hết các tàu cánh ngầm đều được sản xuất từ Nga, Ukraine và VN chưa có công nghệ sản xuất các loại tàu này. Thống kê của Cảng vụ đường thủy nội địa (Sở GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thấy trong năm 2012-2013 đã có bảy vụ tàu cánh ngầm gặp sự cố trên hải trình. Đa số vụ việc đều do tàu hỏng máy, trôi dạt tự do. Hãng tàu phải điều tàu khác ra sang khách. Sáng 9-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trần Minh Sanh cho biết cách đây nhiều năm, tỉnh đã có văn bản kiến nghị các ngành chức năng cần có những quy định cụ thể và có biện pháp chấn chỉnh hoạt động của tàu cánh ngầm. Cũng theo ông Sanh, việc ban hành các quy định để quản lý tàu cánh ngầm chủ yếu thuộc về bộ ngành trung ương. Địa phương chỉ quản lý ở hai đầu bến, còn tàu cánh ngầm chạy qua luồng hàng hải ở vịnh Gành Rái thì không thuộc quyền quản lý của địa phương. |
“Tàu cánh ngầm hai máy chỉ chở được 124 khách nhưng thường xuyên chở 128-132 khách, thậm chí sắp thêm ghế chở đến 140 khách” - ông Lương Anh Tuấn, phó giám đốc Sở GTVT Bà Rịa - Vũng Tàu, thẳng thắn nói tại cuộc họp. Theo ông Tuấn, đây không phải là việc hiếm hoi mà rất thường gặp, nhất là dịp cuối tuần, lễ tết trên các chuyến tàu cánh ngầm Vũng Tàu - TP.HCM.
Ngay sau đó, một đại diện của Sở GTVT Quảng Ninh thông tin: “Tàu cao tốc ở Quảng Ninh khi nhập về có 40 ghế theo thiết kế nhưng sau đó đăng kiểm cho thêm sáu ghế, đặt ngay phía trước, gần tài công. Tôi thấy rất nguy hiểm khi có thời tiết xấu”. Lập tức Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đề nghị phải cho biết ngay cơ quan đăng kiểm nào đã làm việc này thì đại diện của Sở GTVT Quảng Ninh cho biết không nói cụ thể tại cuộc họp mà đề nghị Bộ GTVT đến tận nơi kiểm tra.
Trước các thông tin này, vào cuối cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đã chỉ đạo Thanh tra Bộ GTVT thanh tra ngay công tác đăng kiểm tàu cánh ngầm và tàu cao tốc. Sớm báo cáo lãnh đạo bộ có hay không việc cố tình đăng kiểm cao hơn mức cho phép các tàu cánh ngầm và tàu cao tốc được chở.
Chưa kiểm soát hết hành trình
Một vấn đề nổi cộm khác được Sở GTVT Bà Rịa - Vũng Tàu đặt ra là việc sở này cùng một số cơ quan có trách nhiệm quản lý tàu cánh ngầm Vũng Tàu chưa thể kiểm soát 100% hành trình và việc xuất bến của tàu cánh ngầm. Ông Lương Anh Tuấn cho biết bến Cầu Đá tại Vũng Tàu là nơi xuất và cập bến của tàu cánh ngầm. Tuy nhiên khi thời tiết xấu, các tàu cánh ngầm từ TP.HCM về Vũng Tàu không về bến Cầu Đá mà thường quẹo từ vịnh Gành Rái vào thẳng các bến tại sông Dinh trả khách để tránh nguy hiểm. Rồi từ đây, các tàu này lại xuất phát đi TP.HCM khiến các cơ quan quản lý khó kiểm soát được.
Về việc này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho rằng trách nhiệm bố trí bến trả và đón khách an toàn trong tất cả tình huống thời tiết cho tàu cánh ngầm thuộc về UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông Công cho biết tháng 5-2013, Bộ GTVT đã có công văn gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về vấn đề này. Tuy nhiên, đơn vị được giao nghiên cứu thực hiện là Sở GTVT lại đổ qua Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, mà đơn vị này lại trực thuộc Bộ GTVT. “Lòng vòng như thế một hồi trách nhiệm lại quay về bộ, như vậy là không được” - ông Công nói.
Sẽ có niên hạn tàu cao tốc
Theo Cục Đăng kiểm VN, hiện nay chưa có quy định về niên hạn sử dụng tàu cao tốc. Thế nhưng theo tiêu chuẩn của các nước, cục đăng kiểm áp dụng quy định tàu cao tốc một năm kiểm định một lần, riêng tàu cao tốc đã qua sử dụng 20 năm thì thời gian kiểm định được rút ngắn xuống còn sáu tháng/lần. Nhiều ý kiến ở hội nghị bày tỏ cần quy định niên hạn sử dụng tàu cao tốc vì Nhà nước đã có quy định niên hạn sử dụng xe thì nên có quy định niên hạn sử dụng tàu.
Ông Lương Anh Tuấn cho rằng lẽ ra số lượng người đi tàu cánh ngầm trên tuyến TP.HCM - Vũng Tàu ngày càng tăng thì chất lượng phương tiện vận tải ngày càng được cải thiện. Thế nhưng điều ngược lại là xảy ra nhiều sự cố tàu hư hỏng trên tuyến đường này vì đa số tàu đã sử dụng 20 năm nên xuống cấp. Vì vậy, Sở GTVT Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị cần quy định niên hạn sử dụng tàu cao tốc. Đồng tình với ý kiến trên, ông Trần Thế Kỷ - phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM - kiến nghị không cho phép nhập khẩu đối với phương tiện đã qua sử dụng trên 10 năm kể từ ngày xuất xưởng.
Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT Quảng Ngãi lại đề nghị quy định niên hạn sử dụng tàu đến 30 năm. Bởi vì quy định niên hạn sử dụng quá ngắn thì các doanh nghiệp ở tỉnh nghèo không thể thu hồi vốn. Ông Vũ Văn Dùng - phó cục trưởng Cục Đường thủy - cho biết từng lên các tàu cánh ngầm và quan sát chất lượng vỏ tàu cùng các ghế ngồi không an toàn. Vì vậy, cục đã đóng góp ý kiến nên quy định niên hạn sử dụng 25 năm.
Ông Nguyễn Văn Công cho biết Bộ GTVT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định niên hạn tàu vận tải hành khách cao tốc nhằm giải quyết câu hỏi lớn của các cơ quan quản lý nhà nước là loại bỏ tàu cao tốc nhiều năm tuổi. Bộ sẽ đề xuất lộ trình loại bỏ tàu cao tốc quá niên hạn sử dụng để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị trong hoạt động làm ăn. Bộ cũng giao các bộ phận liên quan tham mưu điều chỉnh thông tư rút ngắn thời gian kiểm định tàu cao tốc trên 20 năm tuổi từ sáu tháng còn ba tháng.
Phương tiện không an toàn không cho xuất bến Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo như vậy tại cuộc họp tổng kết công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khắc phục sự cố chìm canô tại cửa biển Cần Giờ ngày 10-8. Ông Quân nhận định sự cố chìm canô trên vùng biển Cần Giờ là một tai nạn thương tâm do nhiều lỗi: chở quá tải, đang trong quá trình bảo trì... “Vì vậy các lực lượng như công an, bộ đội biên phòng TP cũng như các cơ quan cần kiểm tra, không để tình trạng sử dụng phương tiện biển xanh, biển đỏ cho việc riêng, không phải là thực hiện công vụ. Đặc biệt, các cơ quan chức năng TP cần tăng cường kiểm tra tại các bến bãi, xử lý kiên quyết, không xuê xoa, đảm bảo các phương tiện không an toàn không được xuất bến”. Ông Quân cho biết Chính phủ đã chỉ đạo khởi tố vụ án, các bộ Giao thông vận tải, Công an đã thành lập tổ điều tra liên quan đến sự cố này. Tuy nhiên, các đơn vị ở TP cần rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp, kiểm tra thông tin triển khai cứu hộ làm sao phải nhanh, nhạy. “Đơn vị nào gần nơi xảy ra tai nạn phải triển khai cứu hộ trước chứ không phải đợi đơn vị được phân công trách nhiệm tới”, ông Quân yêu cầu. Coi thường sông nước Tại bến tàu Rạch Mẽo (TP Rạch Giá, Kiên Giang) trưa 5-8, trong cái nắng hầm hập, gần đến giờ xuất bến, hàng chục hành khách tay xách nách mang lần lượt bước xuống tàu cao tốc chạy tuyến Rạch Giá - Sông Đốc (Cà Mau). Khái niệm tàu cao tốc ở đây có lẽ chỉ căn cứ vào yếu tố tốc độ chạy tàu (trung bình 50km/giờ), còn trang thiết bị trên tàu khá nghèo nàn, lạc hậu. Từ sàn tới mui tàu cao chỉ khoảng 1,5m, đi lại phải khom người để tránh đụng đầu. Thân tàu làm bằng nhựa composite, dọc hai bên bố trí hai dãy ghế đủ chỗ cho 34 người lớn ngồi chật vật. Tàu không có máy lạnh, không có quạt máy, mọi người phải dùng nón, áo hay bất cứ cái gì có thể phe phẩy để bớt nóng nực. Đúng 11g tàu rời bến, ra khỏi địa phận TP Rạch Giá, tàu bắt đầu tăng tốc xuôi dòng sông Cái Bé. Khi chúng tôi hỏi áo phao, tài công Nguyễn Thành Tuyên - tự giới thiệu có hơn 10 năm kinh nghiệm chạy tàu cao tốc - bật cười: “Nói thiệt, cả chục năm nay chưa gặp ai đòi áo phao như chú. Trừ khi có cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đường thủy bắt ép dữ lắm người ta mới chịu mặc”. Chiều 5-8, chúng tôi xuống tàu cao tốc Thuận Thành 2 tại bến cao tốc phường 7, TP Cà Mau để đi Rạch Tàu (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau). Khi rời bến, chiếc tàu 34 ghế không còn chỗ trống nhưng từ TP Cà Mau đến thị trấn Năm Căn tàu vẫn ghé đón thêm sáu hành khách lên dọc đường. Do tàu không còn ghế nên các hành khách mới lên phải ngồi ghế nhựa đặt ngay giữa lối đi. Bị nhồi nhét, nhiều hành khách than phiền và bực dọc, chủ tàu làm lơ. Quan sát trên tàu, chúng tôi thấy các áo phao được “giấu” phía sau ghế, bị lớp vải bao ghế tàu bao lại, hành khách không đi tàu thường xuyên khó biết áo phao được để ở đâu. Các áo phao được bịt kín trong bọc nilông và dán keo lại, còn phao trên tàu chỉ là những miếng mút xốp hình vuông và cũng được bao trong bọc nilông rồi dán keo. Trên đường đi Rạch Tàu, tàu phải qua Trạm đảm bảo giao thông đường thủy nội địa cầu kênh Cái Tắc (thị trấn Năm Căn). Trạm này có nhiệm vụ kiểm soát tàu thuyền trước khi ra sông Cửa Lớn - con sông nổi tiếng hung dữ đối với tàu thuyền. Khi tàu cao tốc chạy gần tới trạm, lái tàu giảm ga chạy từ từ và qua trạm mà không hề bị “hỏi thăm”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận