* Việt Nam và ADB ký kết khoản vay trị giá 1,38 tỉ USD * “Việt Nam chưa từng bị những cú sốc mạnh”
![]() |
Dự án giáo dục dạy nghề bằng vốn vay của ADB cho Trường cao đẳng Đào tạo nghề thanh niên dân tộc TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk mở ra cơ hội học nghề cho hàng ngàn học sinh - Ảnh: T.T.D. |
Thủ tướng bày tỏ hi vọng hội nghị này sẽ là cơ hội để đánh giá đầy đủ và toàn diện những hoạt động của ADB thời gian qua, quyết định phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo, đồng thời tăng cường quan hệ giữa ADB và các nước thành viên cũng như các đối tác phát triển.
VN đổi mới mô hình tăng trưởng
Thủ tướng nói: “Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi nhưng những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng vẫn còn kéo dài, nguy cơ trì trệ và suy thoái kinh tế vẫn tiềm ẩn, chúng ta vẫn đang phải đương đầu với những khó khăn và thách thức lớn ở tầm khu vực và toàn cầu.
Đó là những hệ quả không mong muốn của chính sách kích thích kinh tế ở nhiều nước và lạm phát cao đang xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, nợ công và thâm hụt tài khóa ở châu Âu, nguy cơ thất nghiệp và phục hồi kém bền vững của một số nền kinh tế lớn, sự tàn phá nặng nề của các thảm họa thiên nhiên, bất ổn chính trị ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông... có thể mang lại những tác động khó lường.
Chúng ta cần tiếp tục xây dựng những sáng kiến, những nỗ lực hợp tác quốc tế thiết thực, phù hợp để cùng chung tay góp sức vượt qua những khó khăn và thách thức, trong đó cần đảm bảo tiếng nói và lợi ích cho những nước nghèo và đang phát triển”.
Việt Nam đang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế... Năm năm tới sẽ là giai đoạn kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm khoảng 2%/năm, thu nhập khu vực nông thôn tăng khoảng 2 lần so với năm 2010...
“Tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng Việt Nam vẫn là một nước nghèo, trong chặng đường phát triển phía trước còn rất nhiều khó khăn. Việt Nam sẽ huy động và sử dụng tốt nhất nội lực của mình, đồng thời mong muốn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả hơn nữa của cộng đồng quốc tế” - Thủ tướng nói.
![]() |
Tính đến tháng 3 năm nay, ADB đã cam kết cung cấp cho Việt Nam gần 10 tỉ USD, với hơn 100 chương trình và dự án, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, nông thôn, năng lượng và giáo dục.Trong ảnh: dự án giáo dục dạy nghề bằng vốn vay của ADB cho Trường cao đẳng Đào tạo nghề thanh niên dân tộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đảm bảo phục vụ 2.350 học sinh học nghề, 5.000 học sinh học hướng nghiệp và 1.500 học sinh dân tộc ở nội trú - Ảnh: T.T.D. |
Cần hệ thống cảnh báo rủi ro
VN và ADB ký kết khoản vay trị giá 1,38 tỉ USD Ngày 5-5, với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda đã ký kết gói hỗ trợ tài chính trị giá 1,38 tỉ USD nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch trên toàn quốc, bảo vệ rừng đang bị đe dọa trầm trọng và giải quyết vướng mắc về đô thị. Cùng ngày, đại diện của VN và Hàn Quốc đã ký kết hiệp định cho vay trị giá 200 triệu USD để phía VN xây dựng cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu. |
Theo nhận định chung, châu Á tiếp tục tăng trưởng trung bình ở mức 7%, nhưng vẫn cần cân nhắc thận trọng thời điểm và cách thức tháo lui các chương trình kích cầu. Vấn đề không kém quan trọng là châu Á cần giảm phụ thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu và cố gắng thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu trong nước.
“Chúng ta biết rằng tăng trưởng kinh tế là nền tảng để đạt được xóa đói giảm nghèo bền vững và là yếu tố quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của khu vực tư nhân. Vì vậy, chúng tôi đánh giá cao việc ADB đã quan tâm phát triển quan hệ đối tác công - tư” - ông Giàu nói.
Ông Giàu bày tỏ mong muốn ADB sẽ nỗ lực phối hợp cùng với các tổ chức tài chính quốc tế khác để đưa ra một hệ thống cảnh báo rủi ro sớm đối với kinh tế vĩ mô và khu vực tài chính, đề xuất các hành động cần thiết để xử lý những rủi ro này. Từ đó tăng cường vai trò giám sát hệ thống tài chính khu vực nói riêng cũng như quốc tế nói chung.
Theo ông Haruhiko Kuroda - chủ tịch ADB, các nước thu nhập thấp và trung bình ở châu Á đều đang có nhu cầu to lớn đầu tư cơ sở hạ tầng. “Tôi từng nói về nhu cầu đầu tư cả cơ sở hạ tầng mềm và cứng lên tới 750 tỉ USD/năm từ nay đến năm 2020. Việc tìm nguồn vốn cho những thiếu hụt về cơ sở hạ tầng là chìa khóa để đạt được tăng trưởng toàn diện. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh đến việc làm cho các hệ thống tài chính cởi mở hơn nữa đối với người nghèo. Điều này sẽ giúp các gia đình có thể hưởng lợi được từ các cơ hội kinh tế, kiểm soát các cú sốc về tài chính và có thể tiếp cận được các nhu cầu về giáo dục, y tế...” - ông Kuroda nói.
____________________
![]() |
Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda - Ảnh: AP |
Chúng ta không được quên rằng mặc dù đạt nhiều thành công, châu Á vẫn là nơi có hàng trăm triệu người nghèo nhất thế giới.
"Chúng ta không được quên rằng mặc dù đạt nhiều thành công, châu Á vẫn là nơi có hàng trăm triệu người nghèo nhất thế giới. Chúng ta cần phải hỗ trợ người nghèo và đảm bảo sự công bằng trong thể chế và giá trị của mỗi công dân" Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda |
Khu vực châu Á không thể thịnh vượng hay đạt được khát vọng của mình nếu như không chia sẻ rộng rãi thành tựu của tăng trưởng. Chúng ta cần hướng tới sự bình đẳng mạnh mẽ hơn, giảm khoảng cách giữa những ai đang hưởng lợi từ tăng trưởng và những người bị bỏ rơi phía sau. Nếu không tập trung vào điều đó, các nước có thu nhập thấp sẽ vẫn bị kìm kẹp bởi nghèo đói và các nước khác có thể bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Chúng ta cần phải hỗ trợ người nghèo và đảm bảo sự công bằng trong thể chế và giá trị của mỗi công dân. Để thu hút đầu tư và tạo việc làm, chúng ta cần phải có các quy trình có tính giải trình, dự báo được, minh bạch và có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan.
Thông qua tăng cường các hệ thống tài chính, châu Á có thể thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng một cơ cấu quản trị điều hành và tài chính thế giới mới. Cần tổ chức một cuộc đối thoại ổn định tài chính châu Á ở cấp khu vực, theo đó, nếu không có những sự hiệp lực nhằm đảm bảo sự ổn định của một hệ thống thì sự ổn định của một nền kinh tế cũng không thể được đảm bảo.
_____________________
“Ở VN, vấn đề là có quá nhiều hội thảo, hội nghị, báo cáo… và quá ít hành động” - ông Kenichi Ohno trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ chiều 4-5. * Giáo sư nhiều lần nhắc đến nguy cơ VN rơi vào bẫy thu nhập trung bình (TNTB). Vì sao?
Tôi không nói về sự phát triển vội vã, mà là những biện pháp dứt khoát. VN có thể phản ứng tốt trước các cuộc khủng hoảng sâu sắc, ví dụ đổi mới bắt đầu khi VN rơi vào khủng hoảng, nhưng bẫy TNTB là điều ở tương lai chứ không phải là một cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện thời. Nhưng cần phải nhìn nhận vấn đề rộng hơn là tạo tăng trưởng mới. Đó còn là vấn đề lạm phát, đầu cơ bất động sản, bảo vệ môi trường… Đây là điều tôi muốn thấy: nếu các bạn muốn làm điều gì đó, bạn xây dựng thành phong trào để nó trở thành câu chuyện chung của mọi người, từ tài xế taxi và nông dân tới quan chức Chính phủ. Đây là quá trình thay đổi tư duy: thay đổi sự trì trệ của khu vực tư nhân, khiến họ trở nên khát khao cạnh tranh hơn; thay đổi từ việc kiếm thu nhập chính từ bất động sản thành sự thành đạt nhờ kiến thức, công nghệ, nhờ biết sản xuất ra sản phẩm của riêng mình, có thể tiếp thị sản phẩm, quản lý nhà máy mà không cần sự hỗ trợ của người nước ngoài... * Giáo sư có thể gợi ý phong trào nào cho VN?
* Ông từng cho rằng có quá nhiều ưu tiên phát triển nghĩa là không có ưu tiên? - Khi xem chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của VN, tôi thấy có quá nhiều ưu tiên. Tôi không thể nói tên những ưu tiên mà các bạn cần có, nhưng các bạn cần chỉ ra dưới 10 ưu tiên. Có thể thành lập hội đồng cạnh tranh quốc gia và giao cho họ nhiệm vụ xác định 7-10 ưu tiên. Chẳng hạn: thu hút các nhà máy lắp ráp điện tử, sản xuất và chế biến thực phẩm sạch có chất lượng cao… Một khi đã có ưu tiên thì phải lập ra các nhóm làm việc đặc biệt thuộc các bộ chủ quản để xây dựng về mặt tổ chức, nhân sự, ngân sách cho ưu tiên đó. Điều quan trọng nữa là giám sát và chế tài thực hiện. Ở VN, nếu có chỉ tiêu nào đó không đạt được, không ai làm sao cả. Hơn nữa, VN có quá nhiều hội thảo, kiến nghị không có trọng lượng mấy tới hành động. Các bạn nên giảm họp hành và tạo ra các ủy ban hoạch định chính sách, đảm bảo các chính sách, gợi ý được thực hiện. * Làm thế nào để tránh rơi vào bẫy TNTB? - Cần có hai điều: thứ nhất là chất lượng ra chính sách của Chính phủ và thứ hai là thúc đẩy sự năng động của khu vực tư nhân. Đây là các chính sách khó nên phải học từ nước khác. Các bạn đã vào WTO, có thị trường chứng khoán, cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước... nhưng tất cả những điều đó chỉ giúp các bạn đạt tới mức có TNTB; còn từ đó trở đi sẽ phải tập trung vào hai điều trên. * Theo giáo sư, rủi ro lớn nhất khiến VN rơi vào bẫy TNTB là gì? Và đâu là cơ hội để VN tránh bẫy đó? - Cơ hội của VN là các bạn có một vị trí tốt, xung quanh toàn những nước đang cạnh tranh khốc liệt với bạn, đồng thời sẵn sàng hợp tác với bạn, nên VN khó có thể yên lòng ngủ kỹ được. Thứ hai, nhìn chung người VN làm việc chăm chỉ. Đợt nghỉ lễ vừa rồi, máy điều hòa ở nhà tôi bị hỏng. Dù là ngày lễ nhưng thợ vẫn tới sửa cẩn thận. Tất nhiên đây mới là ở mức độ công nghệ thấp. Nếu ở tầm công nghệ cao mà có những người kỹ sư như vậy thì họ sẽ biết cách giảm sự lãng phí và tăng năng suất. Cộng với chính sách tốt, các bạn có thể vượt qua bẫy TNTB. Còn rủi ro lớn nhất là sự tự hài lòng về chính sách. Tôi không nghĩ người Malaysia chăm chỉ hơn người VN, nhưng họ lại có các chính sách tốt hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận