![]() |
Ai cũng biết công dụng sát trùng của muối và lẽ thường dễ có kiểu suy ra: Muối càng mặn sát trùng càng... phê. Không sai, chỉ có điều ta đang dùng muối, không phải để ướp cá, mà là súc miệng. Nghĩa là, ngoài việc thực thi nhiệm vụ, muối còn phải thu xếp ổn thỏa với nội thất khó tính vùng họng miệng.
Để sống và làm việc bình thường, vùng họng miệng phải duy trì độ pH trung tính. “Đất có lề quê có thói”, đưa vào miệng một dung dịch muối quá mặn sẽ gây cú sốc sinh thái làm tẩu hỏa nhập ma mọi hoạt động cơ sở, trong đó có lực lượng “dân quân tự vệ” tại chỗ, biến bệnh nhẹ thành nặng, không bệnh thành có bệnh. Nước muối mặn còn là một dung dịch ưu trương hút nước gây khô, lở miệng, môi, chảy máu nướu...
Vậy phải dùng nước muối thế nào mới đẹp lòng “kẻ ở người đi”? Nếu chỉ dùng ở mức vệ sinh hằng ngày hay trị viêm họng nhẹ, chỉ cần dùng nồng độ 0,9% (nước muối sinh lý, có áp lực thẩm thấu sao y hệ dịch cơ thể). Cách pha: 9 gam muối (NaCl) trong 1 lít nước (đong 1 muỗng cà phê lưng được khoảng 4 gam muối). Mọi nhà thuốc đều có bán loại “nước muối trung dung” pha sẵn này.
Nếu cần tăng đô cho hợp cảnh như viêm họng nặng, rửa vết thương và dùng thời gian ngắn, có thể thêm chút muối, tương đương độ mặn nêm nếm nước canh (khoảng 2%).
Bác sĩ TÍ TỞN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Tuổi Trẻ Cười số 418 (ra ngày 15-12-2010) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận