Tình trạng dược liệu bẩn tràn lan thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang
Đâu là địa chỉ tin cậy, và đâu là dấu hiệu nhận biết dược liệu sạch, chuẩn, đảm bảo chất lượng trong hỗ trợ điều trị bệnh là vấn đề nhức nhối, đặt ra nhiều dấu hỏi trong cộng đồng.
Rác dược liệu được phù phép trở thành thảo dược sạch như thế nào?
Khoa học đã chứng minh công dụng của các loại thảo dược đối với sức khỏe con người là vô cùng to lớn. Tuy nhiên bởi các công dụng tuyệt vời ấy mà trở thành cơ hội kinh doanh béo bở cho các "con buôn".
Vô hình trung, các dược liệu bẩn được phù phép trở thành dược liệu sạch bằng các chiêu trò che mắt người tiêu dùng mà người dân khó có thể nhận biết:
- Dược liệu đã qua chiết xuất lấy đi hết hoạt chất đến 90% còn lại phần bã người bán biến hóa bằng cách trộn với một tỉ lệ nhất định dược liệu nguyên chất và bán ra thị trường.
- Trong các loài thảo dược, có rất nhiều giống cây cùng chi loài, có hình ảnh bề ngoài tương tự nhau, chỉ dưới con mắt của người làm chuyên môn mới phát hiện đúng đâu là dòng thảo dược có lợi ích về hỗ trợ điều trị. Để gia tăng lợi nhuận, các con buôn có thể thu gom các thảo dược cùng chi loài với nhau và bán ra thị trường, bất chấp lợi bất cập hại cho người dân.
- Thêm một vấn đề vô cùng nguy hiểm nữa mà cũng vì phục vụ lợi nhuận của các nhà kinh doanh dược liệu, họ có thể cắt bớt chi phí ở các khâu thành phẩm như khâu bảo quản trong phòng lạnh bằng cách phun diêm sinh, phun chất bảo quản, cắt chi phí nhân công làm cỏ, phơi khô bằng cách phun thuốc diệt cỏ cho dược liệu khô chết và thu gom lại thành dược liệu đi bán.v.v…
Với những dược liệu này, thị trường có muôn vàn loại từ thượng vàng đến hạ cám phủ tấm áo từ sang trọng đến bình dân để đánh lừa người tiêu dùng nhưng thực chất vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chỉ dấu sản phẩm an toàn cho người Việt
Đứng trước thực trạng nhức nhối về chất lượng dược liệu ngày nay, dự án BioTrade do Liên minh Châu Âu tài trợ đã ra đời. Đây là dự án đòi lại quyền lợi nhu cầu sử dụng dược liệu sạch, an toàn cho người tiêu dùng khi mà tổ chức này hỗ trợ các đơn vị canh tác nông nghiệp xây dựng vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP - WHO của Tổ chức Y tế Thế giới.
Với tiêu chuẩn GACP - WHO, các vùng trồng dược liệu được kiểm soát nghiêm ngặt từ tiêu chuẩn chọn giống, canh tác đất trồng, nguồn nước, xử lý kim loại nặng, độ kiềm, cho đến quy trình nuôi trồng chặt chẽ, kì công đến nỗi cần rất nhiều nguồn nhân công và thời gian để dược liệu đạt đủ hàm lượng hoạt chất đưa vào sản xuất. Dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP - WHO yêu cầu tuyệt đối không thuốc diệt cỏ, đảm bảo đúng thời gian tưới bón và cách li nếu dùng phân bón và thuốc trừ sâu.
Một trong những vùng trồng dược liệu được Bộ Y tế công nhận đạt tiêu chuẩn GACP - WHO là vùng trồng cà gai leo Tuệ Linh rộng 14,58 ha ở Mỹ Đức - Hà Nội. Từ nơi đây, các sản phẩm đã được ra đời như TPBVSK Cà Gai Leo Tuệ Linh, TPBVSK Giải Độc Gan Tuệ Linh có hàm lượng hoạt chất glycoalkaloid cao gấp 7-8 lần quy chuẩn dược điển, đem đến nguồn dược liệu chất lượng cao cho người tiêu dùng, đặc biệt đối với bệnh nhân viêm gan virus và xơ gan.
Sản phẩm Giải Độc Gan Tuệ Linh nay đã có diện mạo mới khẳng định chất lượng với chỉ dấu BioTrade trên bao bì sản phẩm
Hơn thế, để người Việt không còn hoang mang về việc tìm đâu ra cho đúng sản phẩm an toàn và có nguồn gốc rõ ràng, dấu hiệu nhận biết dễ dàng cho người tiêu dùng thông thái là trên bao bì sản phẩm có gắn logo BioTrade và GACP. Với chỉ dấu BioTrade khẳng định sản phẩm được sản xuất sạch, an toàn, bền vững, đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số GPQC: 00687/2016/XNQC-ATTP
Chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm:
Công ty TNHH Tuệ Linh
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa 29T1 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận