![]() |
TS.BS Nguyễn Thanh Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM: - Động kinh là tình trạng bệnh nhân (BN) có những cơn co giật tái phát. Động kinh là một rối loạn của não bộ, trong đó những nhóm tế bào thần kinh trong não thỉnh thoảng phát tín hiệu bất thường dẫn đến rối loạn tạm thời chức năng vận động, cảm giác và tinh thần.
Tùy theo vùng đặc biệt của não bị ảnh hưởng mà BN có những thể động kinh khác nhau. Nguyên nhân của động kinh có thể có do khối u trong não, chấn thương đầu; ngộ độc hóa chất, thuốc; sang chấn khi sinh... được gọi là động kinh thứ phát. Có những trường hợp động kinh không có nguyên nhân được gọi là động kinh nguyên phát hay động kinh vô căn.
Hiện có nhiều loại thuốc chống động kinh hiệu quả trong điều trị cắt và ngừa cơn động kinh xảy ra. Các thuốc này phải được thầy thuốc chuyên khoa chỉ định, tùy thuộc loại động kinh, giá thành và tình trạng sức khỏe của từng BN.
Khi dùng thuốc, BN phải tuân thủ chế độ điều trị và theo dõi của bác sĩ để điều chỉnh liều lượng thuốc, nhất là khi mới bắt đầu điều trị. Về thuốc nam, chưa có bằng chứng cho thấy có tác dụng chữa được động kinh. Bạn nên đưa người nhà đến khám và điều trị tại các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh.
* Mối, cam thảo, gừng chữa được bệnh suyễn?
Tôi bị bệnh suyễn. Có người quen giới thiệu bài thuốc gồm con mối sao tẩm với gừng, muối và cam thảo, chỉ cần uống ba ngày là hết bệnh. Xin hỏi bài thuốc này có tác dụng chữa bệnh suyễn không? Trong y học cổ truyền có loại thuốc nào chữa được bệnh này? (Mai Thị Thanh Tuyền - Q.12, TP.HCM)
Dược sĩ Lê Kim Phụng - khoa y học cổ truyền Đại học Y dược TP.HCM: - Con thạch sùng còn gọi là mối rách, được dùng dưới hình thức khô hay sấy khô, tán bột uống chữa thần kinh suy nhược, tiêu hóa kém, bán thân bất toại, đau thần kinh, chữa cam tích ở trẻ em.
Riêng vị cam thảo, theo đông y, dùng dạng sống hay nướng chín đều có tác dụng bổ phổi, chữa ho, giải độc thuốc, chống loét dạ dày. Gừng giúp tiêu hóa các trường hợp ăn kém, đầy bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chữa cảm mạo, ho mất tiếng.
Có thể dùng các vị thuốc y học cổ truyền sau: lá bồng bồng (cây lá hen), mỗi ngày 10 lá, rửa sạch, thái nhỏ, sao qua rồi sắc nước uống chừng một chén chia ra uống 3-4 lần/ngày; lá cà độc dược thái nhỏ, phơi khô, cuộn hút như hút thuốc lá với liều 1-1,5g lá khô/ngày, hút lúc có cơn hen; ô mai, 3-6g/ngày: ngậm hoặc sắc uống; bạch giới tử (hạt cải): ngày 3-6g dạng thuốc sắc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận