![]() |
KTS Maya Lin |
Gần 25 năm đã trôi qua, vậy mà như vẫn còn âm vang nơi đây sóng gió dư luận Mỹ một thời nổi lên chung quanh giải thưởng cuộc thi thiết kế tượng đài chiến tranh VN khi phương án của cô sinh viên kiến trúc 21 tuổi gốc châu Á trong số 1.421 phương án dự tranh được hội đồng giám khảo quốc tế gồm nhiều bộ môn nghệ thuật nhất trí chọn trao giải.
Vào đầu những năm 1980 dưới thời Reagan, khi vết thương chiến tranh VN vẫn còn chưa lành và trong sự chia rẽ sâu xa nước Mỹ còn chưa dứt thì ý tưởng thiết kế tượng đài độc đáo và táo bạo của Maya Lin như đổ thêm dầu vào lửa, gây ra cuộc tranh luận gay gắt kéo dài suốt chục năm.
KTS Maya Lin hiện là một trong số kiến trúc sư nổi tiếng ở Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Hoa, sinh năm 1959 tại Athens, bang Ohio. Trong 20 năm qua, cô đã sáng tác như một nghệ sĩ đa tài thời Phục hưng, cả về các mặt kiến trúc, điêu khắc, sắp đặt, đồ họa và mỹ nghệ. Vừa qua cô được đề cử vào hội đồng giám khảo cuộc thi thiết kế xây dựng lại khu Trung tâm Thương mại quốc tế ở New York bị phá sập ngày 11-9-2001. |
Bên kia, những người phản đối lại cho rằng tượng đài với hai cánh đá đen đi vào lòng đất, không có điêu khắc hình tượng và cột cờ... trông giống như một “mộ bia khổng lồ”, “một vết cắt màu đen nhục nhã” chỉ làm tổn thương danh dự nước Mỹ!
Trước sức ép của dư luận cả nước, chính quyền Mỹ đã phải cử ra một ủy ban nghệ thuật để thẩm định lại phương án. Bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar năm 1995 mang tên Maya Lin, một tầm nhìn mạnh mẽ và trong sáng với kiến trúc sư Maya Lin là nhân vật chính, đã ghi lại cuộc đấu tranh dũng cảm của cô sinh viên ngoan cường đối đầu với dư luận quá khích và vững vàng bảo vệ đến cùng ý tưởng của mình.
![]() |
Cuối cùng, phương án đã được ủy ban nghệ thuật chấp nhận cho tiến hành thực hiện theo như thiết kế ban đầu, chỉ với một nhượng bộ nhỏ là thêm vào một khối tượng điêu khắc chiến binh Mỹ ở lối vào. Nhưng oái oăm thay, vào thời điểm đó, nhằm xoa dịu những phản ứng bất lợi có thể gây cản trở cho việc xây dựng tượng đài, người ta đã không dám mời tác giả thiết kế hoặc nhắc đến tên Maya Lin trong buổi lễ khởi công xây dựng.
![]() |
Tượng đài nhìn từ trên cao |
Muốn tham quan khu Tượng đài chiến tranh VN (Vietnam Veterans Memorial) khi đến thủ đô Washington DC, ta vào khu Mall công viên trung tâm. Trên một khoảng xanh bao la với hồ nước và thảm cỏ yên tĩnh, chếch về phía trước mặt đền tưởng niệm cố tổng thống Abraham Lincoln, xuất hiện một khu tưởng niệm chiến tranh thật kỳ lạ, không nhô lên với hình tượng vinh danh chiến thắng mà chọc sâu vào lòng đất.
Tượng đài chỉ đơn giản gồm hai bức tường đá granit đen tuyền hình chữ V ghi tên binh lính Mỹ đã bỏ mình tại chiến trường VN trong một cuộc chiến hao người tốn của dài nhất và cũng gây tranh luận nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Một tượng điêu khắc chiến binh Mỹ dẫn ta vào hai cánh tường tỏa ra một góc tù rộng 1250, mỗi cạnh dài 75m, lắp 140 tấm panen đá granit đen nhập từ Ấn Độ, chỗ cao nhất trên 3m, ghi tên 58.175 người Mỹ đã chêt theo thứ tự thời gian từ năm 1959 -1975.
Hội Cựu binh Mỹ đang có phương án mở rộng khu tưởng niệm, biến nó thành một khu bảo tàng và lưu trữ sáng tác văn học nghệ thuật cựu binh VN của Mỹ, dự kiến xây dựng ngầm dưới lòng đất.
Trong số hàng ngàn bài thơ văn về tượng đài, có một bài mang tên Viêt ở bức tường VN của Dương Tường, nhà thơ cựu binh Việt
bởi lẽ mình với cậuchưa hề biết nhaunên mình đếnbởi lẽ cậu bỏ lại mẹ cha cùng người vị hôn thêvà mình cũng từng giã biệtvợ connên mình đến bởi lẽ tình yêu mạnh hơn thù hậnvà có thể bắc cầu qua mọi đại dươngnên mình đếnbởi lẽ cậu không vềcòn mình đã có ngày trở lạinên mình đến
(bản dịch của chính tác giả)
Các viên chức Mỹ mong đợi chính quyền Sài Gòn có thể trụ lại để thu xếp một giải pháp thương thảo. Đại sứ Martin hi vọng sắp đặt được sự ra đi êm đẹp cho người Mỹ vì “không muốn tạo ra thêm một điều nhục nhã khác trong lịch sử can dự đau buồn của Hoa Kỳ ở Việt Nam”! Và ông ta bị tố cáo là ngoan cố trì hoãn thực hiện kế hoạch di tản cho đến phút chót. Hoa Kỳ đã đưa được công dân của họ cùng một số người Việt ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng phải chăng cuộc tháo chạy đó đã diễn ra trong hỗn loạn và đau thương. Cảnh tượng binh lính Mỹ phải sử dụng cả báng súng để ngăn cản người Việt tuyệt vọng ùa lên máy bay di tản, binh sĩ Việt Nam cộng hòa bất bình quay súng bắn lên máy bay Mỹ rút chạy... Phải chăng tất cả đã đánh dấu một giai đoạn bi thảm của 25 năm Hoa Kỳ can dự vào Việt Nam. Giáo sư George C. Herring: Cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ, Hoa Kỳ và Việt Nam, 1950-1975 * Lực lượng cách mạng Việt Nam có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh nhằm thay đổi trật tự chính trị ở miền Nam và thành công trong huy động nhân dân miền Nam tham gia trận chiến dứt điểm cuối cùng. Ngược lại, chính quyền Sài Gòn của Nguyễn Văn Thiệu đã thất bại trong việc thực hiện các “lý tưởng dân chủ” và phát triển kinh tế, đặc biệt vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến. Nhân dân và quân đội VNCH không có lý do gì để chiến đấu cho một chính quyền mà họ không còn tin tưởng nữa. Nhà nghiên cứu quân sự Thomas M. Bibby: Đánh giá về tổng kết của Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến tranh Việt Nam, 1985 |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận