![]() |
Vân Ánh (bìa trái) cùng diễn viên chèo Thu Huyền và nhóm nhạc Karin (Nhật Bản) trình diễn tại Hà Nội tháng 12-2010 - Ảnh: Hồng Vĩnh |
She’s not she gồm chín sáng tác của nhạc sĩ Ðỗ Bảo dành riêng cho đàn tranh. Album được thực hiện trong hai năm, ngoài tiếng đàn tranh của Vân Ánh còn tập hợp một số gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu chơi nhạc cụ truyền thống: Thanh Hương (sáo trúc), Thùy Anh (nhị), Cao Hồ Nga (tam thập lục), Thi Tâm (nguyệt, đáy), Minh Quang (đàn môi) và đào chèo Thu Huyền. Võ Vân Ánh cho biết She’s not she là một bước chuyển lớn trên con đường nghệ thuật của chị. Cũng từ She’s not she, chị đang có cơ hội làm việc với các nghệ sĩ quốc tế hàng đầu.
* Chị cộng tác với những nghệ sĩ quốc tế nào và họ nói gì về âm nhạc của chị?
- Nghệ sĩ VÕ VÂN ÁNH: Trong những tháng tới, tôi có nhiều chương trình đặc biệt, tất cả đều kết hợp với các nghệ sĩ jazz hàng đầu tại Mỹ như: Paul McCandess (hai lần đoạt giải Grammy), Mary Fettig (giáo sư, dạy saxophone tại Nhạc viện San Francisco, giám khảo của nhiều cuộc thi về jazz), Frank Martin (đứng đầu nhóm UC Jazz, từng viết nhạc cho Andrea Bocelli, Sting, Stevie Wonder, Elton John, Steve Winwood, Whitney Houston...), Sheldon Brown (dạy saxophone tại Trường Berkeley)... Tôi cũng đang làm việc và viết nhạc cho nhóm Kronos - nhóm tứ tấu nổi tiếng thế giới, từng đoạt vài giải Grammy khác nhau (http://www.kronosquartet.org/).
Ðiều vui hơn nữa là họ đều đón nhận và ủng hộ con đường âm nhạc của tôi một cách nồng nhiệt, trân trọng. Từ khi làm việc với tôi, họ rất muốn tìm tòi và hiểu sâu hơn về văn hóa VN. Chẳng hạn, trong năm tháng vừa rồi, nhóm Kronos đã đọc những cuốn như Khi đất trời đảo lộn (When heaven and earth changed places) của Lệ Lý Hayslip, thơ Hồ Xuân Hương, nghe cải lương (qua CD của NSƯT Kim Sinh), nghe chèo, ca Huế... Kronos nói với tôi rằng họ muốn trình bày chiều sâu của văn hóa và lịch sử chứ không phải chỉ như "mua một tấm vé máy bay du lịch VN". Sản phẩm của tôi và Kronos dự định ra mắt công chúng Mỹ vào tháng 5-2012.
* Sau The discourse (Câu chuyện của tôi) được chị trình diễn thành công tại Mỹ và TP.HCM vào tháng 10 năm ngoái, chị đã viết thêm những tác phẩm nào cho đàn tranh?
![]() |
Nghệ sĩ đàn tranh Võ Vân Ánh - Ảnh: Hồng Vĩnh |
* Từng hi sinh sự nghiệp cho việc nội trợ, giờ quay trở lại với âm nhạc, chị thu xếp cuộc sống gia đình ra sao?
- Tôi quay lại làm âm nhạc và có nhiều thời gian hơn cho đam mê này cũng nhờ sự hỗ trợ và thông cảm của chồng, anh Steven Huynh (người Mỹ gốc Việt - PV). Mặc dù rất bận việc công ty, anh Steven luôn tạo điều kiện thay tôi lo cho hai cô con gái mỗi lúc tôi bận.
Trong tuần, tôi luôn đảm bảo việc đưa đón con đi học. Tôi đi chợ mỗi tuần một lần, nấu các món ăn sẵn cho vài ngày. Nguyên tắc của tôi là chỉ được dùng 45 phút/ngày cho việc nấu ăn. Tuy nhiên lúc nào cũng phải có một món mặn, một món rau hay salat để đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà. Mỗi tối thứ sáu, tôi đều tổ chức liên hoan cho hai con và bạn của chúng. Có hôm nhà có tới 10 cô nhóc, cứ phải chạy đi chạy lại. Mỗi thứ bảy, tôi lái xe lên thành phố San Francisco rất sớm để bắt đầu dạy đàn lúc 8g. Toàn bộ chủ nhật dành cho gia đình.
Sau một thời gian sống khép kín trong gia đình, suy nghĩ của tôi cũng trưởng thành hơn, đằm thắm và sâu sắc hơn. Chính vì vậy những bản nhạc tôi viết trước đây so với bây giờ hoàn toàn khác xa. Vẫn là Vân Ánh, nhưng Vân Ánh xưa có thể suy nghĩ, cảm nhận về âm nhạc và cuộc sống còn ngờ nghệch, quá vô tư; còn bây giờ là một Vân Ánh có trách nhiệm, dám làm, tập trung vào công việc và cởi mở hơn với những ý tưởng mới. She’s not she (Cô ấy mà không phải cô ấy) là như thế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận