![]() |
Niềm vui của đôi vợ chồng trẻ Ngô Quang Hải và Hải Yến với chiến thắng dành cho Chuyện của Pao - Cánh diều vàng phim truyện nhưa hay nhất - Ảnh: Việt Dũng |
Xem video clip Lễ trao giải - Phim tuyện nhựa hay nhất
Xem video clip Lễ trao giải - Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Xem video clip Lễ trao giải - Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Đoạt giải thưởng quan trọng nhất - Giải Cánh diều vàng phim truyện nhựa hay nhất, Chuyện của Pao (chuyển thể từ truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của nhà văn Đỗ Bích Thuý) còn mang về giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Đỗ Thị Hải Yến và đoạt luôn hai giải phụ: Giải quay phim truyện nhựa xuất sắc nhất (Coordelia Beresford và Trần Hùng), Giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (NSƯT Như Quỳnh).
![]() |
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với Giải phê bình báo chí dành cho phim truyện nhựa hay nhất - Sống trong sợ hãi - Ảnh: Việt Dũng |
Những phim được xếp vào dòng phim thị trường như Đẻ mướn, Hai trong một đã trắng tay tại giải thưởng lần này, dù nhận được vài đề cử ở các hạng mục Nam và nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, đạo diễn xuất sắc nhất.
Ở hạng mục giải thưởng dành cho phim truyền hình, Đài Truyền hình VN và Hãng phim truyền hình TP.HCM cùng chia nhau hai giải thưởng quan trọng: Giải Phim truyền hình ngắn tập xuất sắc nhất - phim Một lần đi bụi và giải Phim truyền hình dài tập xuất sắc nhất - Dưới cờ đại nghĩa.
![]() |
Tiết mục Ngày gió và cánh diều - Ảnh: Việt Dũng |
Góp phần cho một buổi lễ không để lại ấn tượng cho những ai quan tâm nền điện ảnh nước nhà lại là "khâu ăn nói" của các nhân vật nghệ sĩ được mời xướng tên giải thưởng! Kéo dài hơn hai giờ đồng hồ, lễ trao giải mới có được một chút không khí "vui nhộn" nhờ lời dẫn dí dỏm của NSƯT Chí Trung và nam diễn viên Jonny Trí Nguyễn trong phần công bố giải thưởng dành cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
![]() |
Ekip phim Chuyện của Pao "đăng quang" tại Cánh diều vàng 2005 - Ảnh: Việt Dũng |
Kết quả Cánh diều vàng 2005
* Phim truyện nhựa
- Giải thưởng cao nhất - giải phim truyện nhựa xuất sắc nhất: Chuyện của Pao - Hãng phim truyện I - Đạo diễn Ngô Quang Hải.
(Chuyện của Pao vượt qua các đề cử khác: Giải phóng Sài Gòn, Sống trong sợ hãi, Đi trong giấc ngủ)
- Giải phê bình báo chí dành cho phim truyện nhựa hay nhất trong năm: Sống trong sợ hãi của ĐD Bùi Thạc Chuyên.

(Đỗ Thị Hải Yến xứng đáng thắng chắc ở giải này trước các đề cử mà BGK có lẽ đã khó khăn mới tìm thêm được: Dịu Hương trong vai Hải Quỳ - phim Hải Quỳ, Hà Kiều Anh trong vai Vân - phim Đẻ mướn, Ngô Thanh Vân trong vai nữ ca sĩ Như Lan - phim Hai trong một).
- Giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất: Trần Hữu Phúc trong vai Tải - phim Sống trong sợ hãi.
(Những đề cử khác cho nam diễn viên: Chi Bảo trong vai Bảo - phim Đẻ mướn, Thành Lộc trong vai Lộc - phim Hai trong một, Thế Lữ trong vai Long - phim Đi trong giấc ngủ).
- Đạo diễn phim truyện nhựa xuất sắc nhất: ĐD Bùi Thạc Chuyên trong phim Sống trong sợ hãi.
(Những đề cử khác cho đạo diễn: ĐD Ngô Quang Hải - phim Chuyện của Pao, ĐD Long Vân - phim Giải phóng Sài Gòn, ĐD Đào Duy Phúc - phim Hai trong một).
- Giải quay phim truyện nhựa xuất sắc nhất: Coordelia Beresford và Trần Hùng trong phim Chuyện của Pao.
(Các đề cử khác: Trần Hùng - phim Hải Qùy - Hãng phim truyện I; Vũ Đức Tùng - phim Đường thư - Hãng phim truyện VN; Hoàng Tấn Phát - phim Sống trong sợ hãi - Hãng phim truyện I).
- Giải thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất: họa sĩ Nguyễn Ngọc Tuân trong phim Giải phóng Sài Gòn - Hãng phim truyện VN.
![]() |
Trước lễ trao giải - Ảnh: Việt Dũng |
- Giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất: NSƯT Như Quỳnh trong vai Mẹ Pao - phim Chuyện của Pao.
- Giải Nhạc phim hay nhất: được trao cho NS Trọng Đài trong phim Đi trong giấc ngủ.
- Giải âm thanh hiệu quả nhất: được trao cho kỹ sư âm thanh Nguyễn Huy Căn trong phim truyện nhựa Giải phóng Sài Gòn.
- Giải Biên kịch phim truyện nhựa xuất sắc nhất: biên kịch Bùi Thạc Chuyên - Nguyễn Thị Minh Ngọc với phim Sống trong sợ hãi.
(Các đề cử khác: biên kịch Ngô Quang Hải - phim Chuyện của Pao; nhóm biên kịch Hoàng Hà - Nguyễn Trần Thiết - Long Vân - Lê Đăng Thực - Vũ Văn Nha - phim Giải phóng Sài Gòn; biên kịch Phạm Lộc - phim Đi trong giấc ngủ).
* Phim truyền hình

- Phim truyền hình dài tập xuất sắc nhất: Dưới cờ đại Nghĩa - Hãng phim truyền hình TP.HCM - Đạo diễn và biên kịch: Tường Phương và Phương Nam.
(Các phim cùng được đề cử: Dollars trắng - Hãng phim truyền hình TP.HCM - ĐD Trần Cảnh Đôn; Dòng sông phẳng lặng - Đài truyền hình VN - ĐD Đỗ Đức Thành; Mạnh hơn công lý - Cty nghe nhìn Hà nội - ĐD Nguyễn Quang).
- Đạo diễn phim truyền hình ngắn tập xuất sắc nhất: ĐD Đỗ Đức Thành - phim Bảy ngày và một đời, Đài Truyền hình VN.
- Phim truyền hình ngắn tập xuất sắc nhất: Một lần đi bụi - Đài Truyền hình VN - ĐD Trần Quốc Trọng, biên kịch Trần Hoài Văn. (Phim này cũng từng đoạt giải vàng tại LHP truyền hình toàn quốc).
(Các đề cử khác: Phim Bảy ngày và một đời - Đài truyền hình VN - ĐD Đỗ Đức Thành; phim Minh Nguyệt - Điện ảnh chiều thứ bảy - ĐD Nguyễn Hữu Phần; phim Người gác mộ - Đài truyền hình TP.HCM - ĐD Võ Việt Hùng)
- Phim khoa học xuất sắc nhất: Sự sống ở rừng cúc Phương - ĐD Nguyễn Văn Hướng - Hãng phim tài liệu khoa học Trung Ương.
Phim này cũng mang về giải Đạo diễn phim khoa học xuất sắc nhất cho ĐD Nguyễn Văn Hướng.
* Phim tài liệu

(Các đề cử khác: Viết tiếp huyền thoại mới - Điện ảnh quân đội, Đồng chí Trần Quốc Hoàn - Điện ảnh Công an, Văn minh rừng - Hãng phim Giải phóng).
Phim Còn lại với thời gian cũng mang về cho ĐD Lê Hồng Chương giải Đạo diễn phim tài liệu nhựa xuất sắc nhất.
- Giải phim tài liệu video và đạo diễn phim tài liệu video hay nhất: không có, vì mặc dù các phim tương đối đa dạng đề tài nhưng chất lượng các phim chưa cao, minh họa còn thiếu khách quan, không thuyết phục được hội đồng chấm giải.
* Phim hoạt hình
- Giải Đạo diễn phim hoạt hình xuất sắc: Nguyễn Thị Phương Hoa - phim Lá cây và Lông Vũ - Hãng phim hoạt hình VN.
![]() |
Nhà lý luận phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan (phải) với Cánh diều vàng dành cho công trình nghiên cứu lý luận phê bình xuất sắc nhất |
Giải phim hoạt hình xuất sắc: không có
* Công trình nghiên cứu lý luận phê bình xuất sắc nhất:Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnhViệt Nam của nhà lý luận phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan - NXB Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa thông tin.
(Các đề cử khác: Tác phẩm Viết kịch bản phim truyện của nhà biên kịch Lê Ngọc Minh, Lịch sử điện ảnh cách mạng Nam Bộ của tập thể tác giả do Dương Minh Đẩu làm chủ biên và Dạo chơi vườn điện ảnh của ĐD Việt Linh).
Tin bài liên quan:
"Bay" cùng Cánh diều vàng...“Cánh diều vàng 2005”: Các đạo diễn trẻ sẽ lên ngôi? Cánh diều vàng đã có nhà tài trợVề đâu, phim của đạo diễn trẻ?Chờ đợi gì ở Cánh diều vàng lần thứ 4?105 phim tranh giải Cánh diều vàng 2005
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận