19/06/2011 07:01 GMT+7

Chuyện của Nụ và tương lai thể thao VN

HUY THỌ
HUY THỌ

TT - Một vị phụ huynh gọi điện cho người viết nói: “Xem bức ảnh cô Nụ đi nhổ cỏ, tôi quyết định không cho con mình chơi điền kinh nữa dù cháu chỉ mới ở đội tuyển cấp trường THPT”...

TT - Một vị phụ huynh gọi điện cho người viết nói: “Xem bức ảnh cô Nụ đi nhổ cỏ, tôi quyết định không cho con mình chơi điền kinh nữa dù cháu chỉ mới ở đội tuyển cấp trường THPT”...

Năm 1997, sau SEA Games 19 mà thể thao VN khá thành công với 35 HCV đoạt được, tôi phát hiện một điều thú vị là đại đa số VĐV đoạt HCV đều xuất thân từ gia đình nghèo ở những địa phương nghèo. Điều đó cho ta thấy nghịch lý của thể thao VN là thanh thiếu niên ở các thành phố lớn, gia đình có điều kiện để chăm sóc tốt ngay từ trong bụng mẹ nên có thể hình tốt, học hành tốt, lại ít xuất hiện trong lĩnh vực thể thao đỉnh cao.

Đơn giản bởi phụ huynh đã quá hiểu sự bạc bẽo của ngành này, từ khách quan (rủi ro cao, không phải ai cũng có năng khiếu bẩm sinh đủ để đi đến đích) đến chủ quan (đối xử phũ phàng của phần lớn quan chức, HLV mà mọi người nói chung là tình trạng “vắt chanh bỏ vỏ”).

Vì vậy anh Đỗ Trọng Thịnh - một HLV bơi lội nổi tiếng, vài năm trước còn phụ trách việc đi tìm kiếm mầm non bơi lội - đã cho biết: “Tôi phải lặn lội về những địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa mới mong kiếm được tài năng”. Hay ông Nguyễn Trung Hinh ấp ủ thay đổi bộ mặt của điền kinh TP.HCM bằng việc đẩy mạnh mô hình thể thao trong nhà trường nhưng đến nay vẫn không làm được.

Tôi quen một người bạn có con đi học bơi ở CLB Phú Thọ. Chỉ sau vài tháng là HLV kết cậu bé bởi có tố chất quá tốt và đề nghị phụ huynh cho vào đội năng khiếu. Bạn tôi trợn tròn mắt nói: “Không dám đâu, tôi chỉ cho nó đi học bơi cho khỏe người”. Mới hôm qua, một phụ huynh gọi điện tâm sự: “Con bé nhà tôi đang tham gia đội điền kinh của trường. Nhưng tôi vừa quyết định từ năm tới sẽ không cho theo thể thao nữa bởi chẳng may nó lậm quá, mê quá đòi đi theo thể thao đỉnh cao thì khổ. Ban đầu cháu cũng không chịu, nhưng tôi cho xem hình chị Nụ, chị Mai Quỳnh - toàn những người đã có thành tích nay phải đi nhổ cỏ - thì cháu đã đồng ý”.

Một vài vị “cây đa cây đề” trong làng điền kinh gọi điện nói với tôi: “Tuổi Trẻ làm vụ cô Nụ nhổ cỏ ầm ĩ quá. Ngày xưa bọn tôi cũng thế cả”! Đúng, ngày xưa thế cả. Tôi đã nghe chuyện ngày xưa chỉ uống nước đường, ăn khoai lang mà tập chạy việt dã như cụ Bùi Lương. Họ là những người rất đáng kính.

Song không thể lấy ngày xưa để áp đặt vào chuyện ngày nay. Kinh tế đã thay đổi, xã hội cũng thay đổi và không thể áp cung cách ngày xưa vào bây giờ. Chính những nhà quản lý thể thao VN phải nhìn nhận rằng nếu ngày xưa mô hình phát triển thể thao theo hình tháp (phong trào càng rộng, đỉnh càng cao), thì ngày nay muốn phát triển thể thao đỉnh cao là phải “nuôi gà chọi”! Nhưng “nuôi gà chọi” theo kiểu cô Nụ thì ai dám cho con theo!

Câu chuyện của 14 năm trước, sau SEA Games 19 nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là thể thao VN sẽ không thể thu hút được nhân tài ở những địa phương phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, nếu vẫn còn để xuất hiện những hình ảnh tương tự chuyện cô Nụ đi nhổ cỏ!

HUY THỌ

Đây là những chia sẻ của nhà báo Đỗ Tuấn - tác giả bài “

HUY THỌ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên