02/10/2005 10:03 GMT+7

Chứng rối loạn ăn uống ở trẻ

T.VY (Theo KidsHealth)
T.VY (Theo KidsHealth)

TTO - Đây là chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi thiếu niên, khi trẻ bắt đầu biết lo lắng và quan tâm đến vẻ ngoài của mình và có ý thức về vấn đề cân nặng.

A8v1EYSN.jpgPhóng to
Những lo lắng về cân nặng dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ đang lớn
TTO - Đây là chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi thiếu niên, khi trẻ bắt đầu biết lo lắng và quan tâm đến vẻ ngoài của mình và có ý thức về vấn đề cân nặng.

Ở tuổi dậy thì, cơ thể trẻ thay đổi đột ngột và chúng phải đối mặt với nhiều sức ép mới có tính chất xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển không cân xứng ở trẻ đang lớn và trẻ trong độ tuổi thiếu niên, sự gia tăng mối lo ngại béo phì đã ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi cân nặng ở trẻ, làm xáo trộn nếp sống hàng ngày và gây bất lợi cho các hoạt động sống còn của cơ thể.

Có trên 10 triệu trẻ trong tuổi thiếu niên mắc chứng rối loạn ăn uống, có thái độ và hành xử bất thường đối với thức ăn, bao gồm chứng biếng ăn hay chứng cuồng ăn (ăn uống nhiều vô độ). Đối với phần đông trẻ, rối loạn ăn uống bắt đầu khi chúng lên 11-13 tuổi. Căn bệnh này thường xảy ra ở các trẻ gái, tuy nhiên nó cũng xuất hiện ở trẻ trai. Điều đáng tiếc là nhiều gia đình đã không phát hiện được con mình bị rối loạn ăn uống trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Rối loạn ăn uống là gì?

Nhìn chung, rối loạn ăn uống bao gồm trẻ có cảm giác và ý nghĩ chê bai, phủ nhận đối với trọng lượng cơ thể và thức ăn, và có thói quen ăn uống gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể, cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Rối loạn ăn uống gồm có hai dạng: biếng ăn và cuồng ăn.

Trẻ mắc chứng biếng ăn thường tự nhịn ăn để cơ thể gầy đi và sụt cân quá mức, dưới 15% trọng lượng cơ thể mà các chuẩn y tế đã đưa ra phù hợp với chiều cao và độ tuổi của trẻ. Tệ hại hơn, ở một số trường hợp biếng ăn, cộng với việc hạn chế ăn uống, trẻ còn dùng thuốc xổ để kiểm soát trọng lượng của mình.

Chứng cuồng ăn vô độ được miêu tả là thường xuyên ăn uống vô độ và... tẩy ruột. Trẻ mắc chứng cuồng ăn vô độ có thể thay đổi cân nặng bất thường, nhưng hiếm khi nào trẻ bị giảm cân như ở trẻ mắc chứng biếng ăn. Cả hai trường hợp rối loạn ăn uống này đều có khuynh hướng đòi hỏi phải bắt buộc tập thể dục.

Đối với trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống, sai lầm lớn là giữa cách mà trẻ nhìn nhận chính mình và điều mà trẻ thật sự nhìn thấy. Một người ép mình nhịn đói để đạt được vóc dáng cơ thể thường ngày càng trở nên tệ hơn, bởi khi trẻ đã gầy đi và càng gầy đi, trẻ vẫn cảm thấy mình “béo”.

Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống

Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống vẫn chưa rõ ràng, mặc dù có nhiều yếu tố được cho là gây ra chứng bệnh này như tâm lý, di truyền, xã hội và cả yếu tố gia đình. Chẳng hạn, các môn thể thao như ba-lê, thể dục và môn đấu vật được cho là dẫn đến bệnh này do yêu cầu về thể trọng. Yếu tố di truyền cũng có thể giữ một vai trò quan trọng: những người mà trong gia đình có người mắc chứng rối loạn ăn uống cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao. Hoặc do tác động của rối loạn tinh thần, như muốn gầy đi hoặc muốn béo lên. Các vấn đề trong gia đình như lạm dụng rượu, ma túy cũng có thể dẫn trẻ đến nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống.

Một số nghiên cứu cho rằng các hình ảnh từ các phương tiện truyền thông cũng có ảnh hưởng đến chứng rối loạn ăn uống. Hầu hết hình ảnh phụ nữ trên quảng cáo, phim ảnh, truyền hình và trên các chương trình thể thao đều rất gầy, và có thể điều này đã dẫn tới nhiều trẻ gái có ý nghĩ đẹp có nghĩa là ốm. Trẻ trai cũng vậy, có thể giới hạn ăn uống và ép mình tập thể dục để đạt được hình ảnh của các “thần tượng” trên phim ảnh... Nghiên cứu này cho thấy có 42% trẻ gái lớp 1-3 muốn ốm hơn, và 81% trẻ 10 tuổi lo ngại mập lên!

Các tác động của chứng rối loạn ăn uống

Trong khi chứng rối loạn ăn uống là kết quả của các vấn đề tinh thần và quan điểm sai trái thì căn bệnh này, đến lượt mình có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe thể chất nghiêm trọng khác.

Trẻ mắc chứng biếng ăn hay cuồng ăn có thể bị mất nước cũng như các biến chứng về sức khỏe khác. Và ở giai đoạn thuận lợi, nó có thể ảnh hưởng đến não và gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ngất, bị kích động, rối loạn, không thể tập trung và mất trí.

Chứng biếng ăn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, đển tỷ trọng cơ thể, làm chậm lại quá trình dậy thì, nhịp tim bất thường, các vấn đề huyết áp và các vấn đề về dạ dày-ruột. Việc cố tống thức ăn ra ở trẻ mắc chứng cuồng ăn có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hệ thực quản, làm rối loạn dạ dày, các vấn đề huyết áp và làm mòn men răng.

Các vấn đề về cư xử, như tình dục bừa bãi, tội phạm (thường là trộm cắp), lạm dụng ma túy, rượu cũng thường xảy ra ở thanh thiếu niên mắc chứng cuồng ăn vô độ. Khi trẻ mắc chứng cuồng ăn cứ tiếp tục việc ăn uống thỏa thích và lại tống thức ăn ra ngoài, chúng có khuynh hướng rất dể bốc đồng. Chúng cảm thấy mình là vô hình, hoặc cảm thấy bị cản trở khi mua những món mà chúng muốn...

Ngăn ngừa và điều trị rối loạn ăn uống ở trẻ

Điều quan trọng là hãy nhớ rằng rối loạn ăn uống không chỉ là do thái độ mà trẻ có thể kiếm soát. Trẻ mắc chứng bệnh này cần được khám và điều trị thích hợp bởi bác sĩ chuyên khoa.

Bạn có thể giúp ngăn ngừa chứng rối loạn ăn uống ở trẻ bằng cách khuyến khích trẻ tự chăm sóc mình - quý trọng và có thái độ đúng đắn đối với dinh dưỡng và vẻ bề ngoài của mình.

Nếu bạn lo ngại trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống - như trẻ thay đổi cân nặng quá nhanh, và sự lo lắng của trẻ về cân nặng gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, hãy hướng dẫn hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc sức khỏe thích hợp.

T.VY (Theo KidsHealth)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên