BS có dặn mình nếu thấy kinh thì quay trở lại khám sau 3 ngày sạch kinh. Sau hôm đi khám về thì mình không còn đi tiểu ra máu nữa, nhưng vẫn còn buốt dù đã đỡ hơn nhiều. Nhưng mình rất lo, vì nếu không dùng thuốc kịp thời, mà phải đợi 2 tuần nữa mới đến kỳ kinh thì sẽ bị viêm nhiễm nặng hơn, và nếu mình có thai, không thể dùng thuốc thì sẽ chữa bằng cách nào? Từ hôm đó đến giờ mình và chồng không sinh hoạt nữa, dù bác sỹ bảo không cần phải kiêng.
- Trả lời của Phòng mạch online:
Nhiễm trùng tiểu là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm viêm bàng quang cấp, viêm đài bể thận và nhiễm khuẩn đường niệu không triệu chứng. Trong thai kỳ, nhiễm trùng đường tiểu là một trong các nguyên nhân nhiễm trùng thường gặp nhất và cần phải điều trị để tránh các biến chứng nặng nề, ví dụ như sanh non.
1. Nhiễm khuẩn không triệu chứng:
- Là tình trạng hiện diện vi khuẩn trong nước tiểu mà không có triệu chứng
- Tỉ lệ khoảng 2-7% trên người không có thai cũng như có thai
- Chẩn đoán xác định bằng cấy nước tiểu với kết quả hiện diện trên 100.000 một loại vi khuẩn (thường là E.coli) trong 1 mililit nước tiểu.
- Trong khi có thai, thường các thai phụ được kiểm tra nước tiểu định kỳ bằng xét nghiệm định tính (que thử nhanh) hay tổng phân tích nước tiểu. Nếu phát hiện có nhiều bạch cầu, hồng cầu hay nitrite dương tính sẽ có chỉ định cấy nước tiểu. Cấy nước tiểu vừa xác định chẩn đoán, vừa xác định loại vi khuẩn để tìm kháng sinh phù hợp (kháng sinh đồ).
- Điều trị cần được thực hiện để tránh nguy cơ viêm đài bể thận. Trong trường hợp có thai, điều trị bằng nhóm kháng sinh không ảnh hưởng cho thai (như Ampicilline).
2. Viêm bàng quang cấp:
- Bệnh nhân có triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, đau vùng hạ vị
- Một số lượng vi khuẩn trên 100 cũng đủ chẩn đoán
- Khi có thai, tình trạng viêm bàng quang xảy ra 1-2% và có thể tái phát 25%
- Các nhóm kháng sinh có thể sử dụng không ảnh hưởng cho thai đó là Trimethoprim/sulfamethotrexazole, cephalosporine, peniciline.
3. Viêm đài bể thận cấp:
- Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau vùng thắt lưng - vùng thận, buồn ói, ói
- Xét nghiệm nước tiểu có tình trạng tiểu máu, tiểu mủ, cấy nước tiểu dương tính
- Viêm đài bể thận có nguy cơ cao dẫn tới sanh non trong thai kỳ
- Kháng sinh chích được sử dụng
Tóm lại, trong trường hợp của chị có biểu hiện tiểu buốt và tiểu máu. Có nhiều khả năng là nhiễm trùng tiểu. Để chẩn đoán chính xác cần thêm xét nghiệm cấy nước tiểu, kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh phù hợp. Vì tình trạng của chị chưa điều trị đã tự bớt nên chị nên quay lại khám và làm xét nghiệm nước tiểu. Nếu đúng là nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh (có nhiều loại không ảnh hưởng cho thai) để tránh các biến chứng.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận