Thời sinh viên là giai đoạn phù hợp nhất để khởi nghiệp và nhiệm vụ của một trường đại học hiện đại không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn phải khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.
Trong đó, mô hình Đại học - Doanh nghiệp với ưu điểm chú trọng đào tạo thực tiễn đã và đang chứng tỏ vai trò nền tảng vững chắc cho một thế hệ người trẻ bản lĩnh.
Học tập thực tiễn, nuôi dưỡng đam mê khởi nghiệp
Nhắc đến khởi nghiệp, nhiều người thường nghĩ đến những ý tưởng vĩ mô, những công ty lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các mô hình khởi nghiệp thành công trước hết bắt đầu từ những ý tưởng rất "thực" và bình thường, nhưng "đánh trúng" được nhu cầu thị trường.
Chính từ yêu cầu đó, mô hình kết nối Đại học - Doanh nghiệp được coi là "đất lành khởi nghiệp" bởi ở các trường Đại học áp dụng hiệu quả mô hình này thì ngay từ trên giảng đường, sinh viên đã được tiếp cận thực tế thông qua thời lượng lớn thực hành và thực tập doanh nghiệp.
Học kỳ doanh nghiệp là phương pháp hiệu quả mà Đại học HUTECH giúp sinh viên tiếp cận thực tế
Chẳng hạn, tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - một trong những trường đại học tiên phong về hoạt động hợp tác doanh nghiệp hiện nay, sinh viên HUTECH thường xuyên được tham gia các học kỳ doanh nghiệp - học tập ngay tại doanh nghiệp để kịp thời hoàn thiện bản thân, phát hiện những điều mà thị trường đang cần.
Bên cạnh đó, không gian khởi nghiệp toàn diện, khơi gợi ý tưởng cho sinh viên qua các chương trình tọa đàm, hội thảo với những gương sáng khởi nghiệp cũng được tổ chức thường xuyên để "tiếp lửa" cho sinh viên.
Các chương trình tọa đàm, hội thảo với những gương sáng khởi nghiệp thường xuyên được tổ chức để "tiếp lửa" cho sinh viên
Không chỉ đào tạo thực tiễn, giàu tính ứng dụng và "kích thích" tinh thần sáng tạo, mô hình Đại học - Doanh nghiệp còn giải pháp phát triển kỹ năng mềm một cách toàn diện.
Trong đó, nhiệm vụ của trường Đại học là xây dựng một môi trường giáo dục cởi mở, năng động, tạo nhiều sân chơi dành cho sinh viên.
Doanh nghiệp trở thành "chặng đường thứ hai" - vừa như một "bài kiểm tra" để sinh viên biết mình thiếu gì, cần gì, vừa như một đích đến để các bạn xây dựng mục tiêu phấn đấu.
Câu chuyện khởi nghiệp của rất nhiều nhóm sinh viên cho thấy, ở thời điểm bắt đầu, các bạn có thể chưa có một công ty nhưng chắc chắn phải có một nhóm "đồng nghiệp" - mỗi người có một thế mạnh riêng để phụ trách một khâu nhất định.
Và trong môi trường như thế thì cùng với kiến thức chuyên môn, tinh thần lăn xả và kỹ năng làm việc đồng đội (hay kỹ năng teamwork) chính là yêu cầu cần thiết để tự tin khởi nghiệp.
Không chỉ sinh viên ngành Kinh tế mới có thể khởi nghiệp!
Khởi nghiệp không chỉ là kinh doanh và hẳn nhiên, không chỉ sinh viên nhóm ngành kinh tế - quản trị mới có thể "dấn thân" vào khởi nghiệp.
Từ mô hình thực tiễn Đại học - Doanh nghiệp cùng với truyền thống đào tạo của một trường đại học đa ngành, HUTECH chính là một minh chứng sinh động cho những ý tưởng khởi nghiệp giá trị trên nhiều lĩnh vực.
Bạn Nguyễn Thị Thủy Tiên, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm HUTECH, Top 10 giải thưởng Tài năng Lương Văn Can 2017 với dự án khởi nghiệp từ mứt chôm chôm, cho biết:
"Em nghĩ, từ một ý tưởng ban đầu đến một đề án kinh doanh và sau đó là một startup cần có một quá trình nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Cùng với kiến thức chuyên môn, em còn được trang bị nền tảng về khởi nghiệp rất kỹ trong quá trình học tập. Nhà trường, thầy cô luôn hỗ trợ về chuyên môn cũng như tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện ý tưởng, nên em cứ mạnh dạn thử thách bản thân để trưởng thành".
Sinh viên HUTECH được vinh danh tại Lễ hội khởi nghiệp Thanh niên Toàn cầu Việt - Hàn
Hay Lễ hội Khởi nghiệp Thanh niên Toàn cầu Việt - Hàn tại TP.HCM năm 2017 vừa qua vinh danh những dự án tiềm năng của hai nhóm sinh viên HUTECH là Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đức Chuyền, Lê Nhật Sơn, Nguyễn Bá Phi (ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Cơ khí) với ý tưởng ứng dụng công nghệ in 3D hỗ trợ cho người khuyết tật trong chấn thương chỉnh hình và Huỳnh Vũ Hoài Nhân, Nguyễn Đức Toàn (ngành Công nghệ thông tin) với ý tưởng ngón tay robot MicroPush trong sản xuất công nghiệp.
Đặc biệt, vượt qua giới hạn của một cuộc thi, MicroPush hiện là một startup với 4 cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM.
Anh bạn sinh viên vừa tốt nghiệp Huỳnh Vũ Hoài Nhân, một giám đốc trẻ, vẫn đang đi về giữa hai thành phố để tiếp tục niềm đam mê khởi nghiệp, giống như một cựu sinh viên Công nghệ thông tin HUTECH trước đó là Nhan Thế Luân - chủ nhân "thương hiệu" nhaccuatui.com.
Khởi nghiệp là một hành trình. Với các bạn sinh viên, môi trường đại học chính là khởi đầu cần thiết cho hành trình đó. Và bằng những giá trị của mình, mô hình Đại học - Doanh nghiệp đang là lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ đam mê khởi nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận