Phóng to |
Giám khảo Giọng hát Việt (từ trái qua): Trần Lập, Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng. Ảnh: T.T.D. |
Khi giọng Việt hát tiếng Anh: tại nhạc trẻ Việt dở?Khi giọng Việt hát tiếng AnhKhán giả trẻ phát "cuồng” với Giọng hát Việt
Theo ý kiến riêng tôi, rõ ràng về quá trình phát triển thì nhạc nước ngoài, điển hình ở đây là nhạc tiếng Anh, phát triển mạnh hơn và phong phú hơn nhạc Việt. Việc nhạc Anh, Mỹ xâm nhập vào Việt Nam đã có từ lâu.
Đa số người Việt hiện nay chắc hẳn ai cũng biết đến Michael Learns To Rock, Michael Jackson, Britney Spears... Những bài hát của họ đều rất hay và ý nghĩa, vậy thì tại sao thí sinh tham dự không được hát những bài hát ấy để tỏ lòng yêu thích của họ?
Trong bài viết Khi giọng Việt hát tiếng Anh có nhắc đến việc "nhạc Hàn làm chao đảo thế giới ngay cả khi ca sĩ Hàn không cần hát tiếng Anh". Tôi đồng ý là nhạc Hàn ngày càng có sức ảnh hưởng, nhưng đó là do họ có một đội ngũ đào tạo, PR các ca sĩ. Và thể loại có ảnh hưởng chính là loại nhạc pop thị trường. Nhưng sức ảnh hưởng chưa đến mức đáng ca ngợi như vậy. Họ đã có những tour diễn ở nước ngoài, nhưng phần lớn người xem là người châu Á và một số người châu Âu, Mỹ. |
Ngoài ra, có một vài thí sinh hát thể loại nhạc jazz, và có thể nói thể loại này phát triển mạnh ở nước ngoài hơn là Việt Nam. Việc chọn những bài hát tiếng Anh để thể hiện là một chuyện khó tránh khỏi ở những màn trình diễn này.
Là một người yêu âm nhạc, tôi nghĩ rằng việc thí sinh chọn lựa hát nhạc tiếng Anh là một chuyện hiển nhiên.
Hãy nhìn vào nhạc Việt Nam hiện nay, ở dòng nhạc pop chỉ có một vài tác phẩm hay, có giá trị, còn lại đa số là tác phẩm thị trường, nhạc chợ...
Giả sử chương trình bắt hát nhạc Việt 100%, không lẽ chúng ta sẽ phải nghe những bài hát sướt mướt, ca từ anh yêu em, em yêu anh như trong những vở cải lương? Hay những bài hát sôi động bắt tai nhưng rất dễ nhàm chán?
Trở lại với vấn đề chính, tôi nghĩ phần lỗi ở đây chính là ở thị trường âm nhạc Việt Nam vẫn chưa có những bài hát thật sự hay, thật sự ý nghĩa để cuốn hút người nghe.
Cần một nút F5 - refresh để thị trường âm nhạc Việt Nam có thể trở lại thời hoàng kim khi xưa.
* Tiếc thay cho nhạc Việt!
Tôi không thích Giọng hát Việt chính là vì lý do này: quá nhiều bạn chọn hát nhạc tiếng Anh nhưng phát âm lại không ra đâu vào đâu. Nghe mấy ông Tây hát nhạc Việt thấy họ trân trọng tiếng Việt ra sao, khi không chỉ phát âm gần như hoàn hảo mà tình cảm họ thể hiện được cũng cho thấy họ tôn trọng không chỉ âm nhạc mà còn cả nền văn hóa Việt.
Giờ thấy các bạn trẻ cứ mang nhạc nước người ta đi thi cuộc thi của mình mà ngay cả phần cơ bản nhất là hát tròn câu rõ từ cũng không làm nổi.
Nhạc Việt ngày nay tôi công nhận là có quá nhiều "rác", nhưng còn nhạc Việt xưa thì sao? Chúng ta từng tự hào bao nhiêu khi có Trịnh Công Sơn, Phú Quang, Trần Tiến... nhưng ngày nay thật hiếm thấy bạn trẻ nào mang nhạc của họ đi thi.
* Ca khúc tiếng Việt chưa đủ hấp dẫn giới trẻ
Đồng ý là các thí sinh hát tiếng Anh chưa chuẩn và chắc gì các bạn ấy trở thành một ca sĩ hát tiếng Anh thành công trên thị trường thế giới, nhưng qua cuộc thi này tôi vui mừng vì các bạn trẻ VN đã có cơ hội thoát khỏi sự chật chội gò bó của các cuộc thi hát tiếng Việt.
Phải nói rằng các ca khúc tiếng Việt chưa đủ hấp dẫn được giới trẻ.
Khi hát tiếng Anh họ thấy "đã" hơn, thấy có đất để thể hiện mình chứ không phải họ hát tiếng Anh vì họ đua đòi.
Thứ hai, họ đã chán ngán những cuộc thi hát tiếng Việt mà giám khảo thường là những cây đa cây đề trong các nhạc viện, không quan tâm đến xúc cảm của người hát mà chỉ bắt lỗi kỹ thuật.
Bao nhiêu năm rồi các kỳ thi hát tiếng Việt đã nghiêng phần tuyển chọn các giọng hát khỏe, đúng nhưng không được khán giả quan tâm.
Ai mà không muốn hát tiếng mẹ đẻ của mình. Tại sao ở Hàn Quốc, thanh niên của họ 99% thi hát bằng tiếng Hàn còn ở Việt Nam thì không? Theo tôi, lỗi không thuộc về thí sinh Việt.
Tại sao chương trình Sao Mai điểm hẹn không sôi động hấp dẫn như Giọng hát Việt? Đó chính là một phần câu trả lời.
* Ngoài tầm hiểu biết
Từ thí sinh, huấn luyện viên đến khán giả cùng huyễn hoặc nhau, tự đánh bóng nhau bằng tiếng Anh, nhạc Mỹ.
Hát sai bét nhè mà huấn luyện viên thì rưng rưng nước mắt, hoặc lúc lắc cái đầu phiêu bồng theo melody bài hát. Chứ thật sự theo nội dung bài hát đúng sai, méo hơi, bể chữ thì bó tay, ngoài tầm hiểu biết.
Huấn luyện viên chẳng ai đủ trình độ để mà bình phẩm cái lĩnh vực nằm ngay sở đoản của mình.
Tội nhất là các bạn hát nhạc Việt trong Giọng hát Việt, các huấn luyện viên "chém" không thương tiếc những tiết mục tiếng Việt này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận