![]() |
Nguy hiểm của điện cao thế
Để tạo ra một tia sáng như thế này phải có một điện thế khổng lồ: 100.000V, gấp 500 lần nhu cầu một máy vi tính. Nguồn năng lượng cung ứng nằm trên nóc chiếc xe hơi, điện truyền qua một thanh kim loại quay như cánh quạt gió nằm phía trên. Đầu thanh kim loại treo một cần sắt cách mặt đất chừng 1m. Khi dòng điện đi đến cuối cần sẽ bị không khí chặn lại, tích tụ đến mức nào đó thì nổ tung và khi tìm đường xuống đất sẽ đốt nóng không khí, lóe sáng lên. Để thấy rõ các chi tiết của tia lửa hoành tráng này, Peter đã mở máy ảnh đến 20 giây, thời gian đủ cho thanh kim loại có thể quay trọn hai vòng.
Lưới sáng
Thanh kim loại có cán màu đỏ được nối với một nguồn điện, mang trong mình một cường độ rất mạnh. Ở đầu gậy, điện tích tụ và phóng ra, lao vào vách hồ nước viền nhôm. Dòng điện lội trên mặt nước, phóng vào bờ tìm đường xuống đất, dệt nên một mạng lưới ánh sáng rực rỡ.
![]() |
![]() |
Vầng hào quang 100.000V
Hai thanh kim loại quay tít nối với một dòng điện, tạo ra điện tích ở đầu và đầu gối của Peter, nhốt anh giữa hai vòng điện cao thế. Nhưng đôi giày bằng đế cao su không cho điện chạy qua, nên dù là điện 100.000V, anh vẫn an toàn vô sự.
Mưa kim loại
Một ngọn núi lửa phun sắt nóng chảy. Sau lưng Peter là một tụ điện, nguồn tạo ngọn pháo bông tuyệt đẹp này. Điện tích tụ và bắn xuyên qua đám dây sắt, làm dây sắt chảy ra và bắn đi như mưa. Nhưng bằng cách nào anh không bị phỏng khi nhiệt độ của đám mưa lửa sắt lên đến 1.0000C? Đơn giản thôi, nhờ đứng cách xa và khi tia lửa tắt, nhiệt chẳng còn bao nhiêu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận