Phóng to |
Các siêu thị tự chọn sẽ được triển khai nhiều hơn trước |
Dù đã khá lớn về số lượng, song hệ thống chợ Việt Nam hiện còn nhiều bất cập từ cơ sở vật chất, quy mô, mật độ phân bổ đến phương thức buôn bán, hiệu quả, quản lý… Chính vì vậy, Bộ Thương mại đang xây dựng một chương trình phát triển chợ đến năm 2010, trong đó quan trọng nhất là các chợ, siêu thị, trung tâm bán buôn, bán lẻ và trung tâm thương mại, đặc biệt ưu tiên phát triển chợ đầu mối nông sản tập trung bán buôn phát luồng. Đây sẽ là tiền đề từng bước phát triển các sàn giao dịch hàng hoá, chợ đấu giá, trung tâm mua bán… Một đề án phát triển chợ đầu mối nông sản, trong đó có việc xây dựng các chợ đầu mối cấp vùng cũng đã được hoạch định.
Theo đó, khác với chợ truyền thống, cấu trúc của loại hình chợ này là ngoài khu vực phục vụ quản lý, dịch vụ… phải có các khu vực chức năng chủ yếu như khu dành cho các hoạt động giao dịch buôn bán (bán buôn và bán lẻ); khu trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu cung ứng vật tư hàng hóa và các dịch vụ kỹ thuật khác cho nông dân; khu dự trữ bảo quản hàng hóa; khu vực thông tin thị trường và tư vấn kinh doanh (có bản thông tin điện tử, bản tin hàng tuần, tờ rơi hàng ngày, giao dịch qua điện thoại, truy cập qua mạng Internet…).
Dự kiến từ nay đến năm 2005 sẽ xây dựng chợ đầu mối lúa gạo ở Cần Thơ (quy mô 10ha, số vốn đầu tư khoản 20 tỉ đồng); chợ cà phê ở Buôn Ma Thuột (5-6ha, vốn 18 tỉ đồng); chợ nông sản ở Nghệ An (5-6ha, vốn 10 tỉ đồng). Giai đoạn 2 (đến 2010) sẽ phát triển các chợ này lên quy mô gấp đôi.
- Năm 2003, cả nước mới có hơn 4.000 chợ các loại, nhưng chưa đầy thập niên sau (đầu năm 2003), con số này đã ngót nghét 8.300 chợ. Mỗi chợ thành thị có diện tích xấp xỉ 4.000m2, trong khi chợ nông thôn chỉ bằng già nửa (2.300m2/chợ). Hiện tại chỉ có hơn 10% tổng số chợ được xây dựng kiên cố, 30% bán kiên cố, trên 30% chợ chỉ là lều lán tạm bợ,còn lại chợ họp… ngoài trời!-Cả nước hiện có khoảng 2 triệu người bán hàng trong các chợ; tỉ lệ người bán hàng cố định ở chợ thành thị là 59,2%, còn nông thôn là 47%. - Hiện ở các khu vực thành thị và các vùng kinh tế lớn đã và đang hình thành gần 700 "chợ" theo phương thức buôn bán văn minh, hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối bán buôn tập trung, trung tâm giao dịch hàng hoá, cửa hàng bán lẻ tự chọn... |
Ở các đô thị lớn sẽ xây dựng một số trung tâm thương mại (gồm cả thương mại hàng hoá lẫn thương mại dịch vụ), các sàn giao dịch. Trước mắt, một số tập đoàn kinh tế lớn sẽ đi tiên phong phát triển loại hình này tại một số địa bàn trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phong, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương…
Hiện hai sàn giao dịch điện tử ở Hà Nội và TPHCM đã được lập dự án và khẩn trương triển khai. Chợ đấu giá cũng đang được thí điểm tại An Giang với mặt hàng chính là gia súc. Trung tâm mua bán giao sau (thị trường buôn bán kỳ hạn) cũng đang được nghiên cứu để thành lập ở các vùng nông sản hàng hóa lớn như Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Hệ thống siêu thị gồm 3 cấp độ (trung tâm bán buôn; trung tâm bán lẻ; siêu thị tự chọn kiểu "seven/elevent" - mở cửa từ 7h sáng đến 11h đêm hay "cửa hàng 24/24h") cũng sẽ được triển khai ở các khu vực thành thị. Một số "đại siêu thị" bán buôn trả tiền ngay (kiểu như Metro) cũng đang được khuyến khích mở mang.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận