Phóng to |
Thiết bị chip sinh học được thiết kế nhỏ gọn dạng cầm tay - Ảnh: N.Hà |
Theo ThS Trần Quang Huy - phòng thí nghiệm hiển vi điện tử, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư - nếu dùng phương pháp nhận diện virus viêm não Nhật Bản bằng bộ sinh phẩm Mac Elisa đang áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế, toàn bộ quy trình phải mất vài giờ đến nửa ngày mới cho ra kết quả. Chưa kể để xét nghiệm cần có dàn thiết bị vận hành rất cồng kềnh, tốn kém... Trong khi đó, bộ chip sinh học có khả năng phát hiện nhanh virus chỉ trong 20 phút, ngay tại nơi lấy mẫu mà không cần phải xử lý mẫu trước, không cần những kỹ thuật phòng thí nghiệm phức tạp mà độ nhạy chính xác cao gấp 60-80 lần.
Thiết bị này được chế tạo ở dạng nhỏ gọn, cầm tay nên tiện ích hơn trong việc mang đến tận nơi xảy ra dịch bệnh, xác định, khu trú nhanh những đối tượng mắc bệnh chỉ qua một mẫu máu nhỏ. Chi phí xét nghiệm bằng chip sinh học cũng rẻ hơn 1/3 (giá khoảng 100.000 đồng) và có khả năng tái sử dụng 5-10 lần.
Nhóm nghiên cứu đang triển khai áp dụng phát hiện nhanh virus Dengue ở cả bốn type (gây dịch sốt xuất huyết chủ yếu tại nước ta) và hướng mở rộng sang các loại virus gây dịch bệnh nguy hiểm khác như cúm A/H5N1, cúm A/H1N1... Trên thế giới, chip sinh học (cảm biến sinh học) được xem là loại thiết bị phân tích hiện đại, có khả năng nhận biết nhanh các phân tử sinh học, phát triển mạnh khoảng 10 năm trở lại đây.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận