28/04/2018 18:45 GMT+7

Chiết khấu 23-25% làm khó công ty nông sản nhỏ muốn vào siêu thị

NGUYỄN TRÍ
NGUYỄN TRÍ

TTO - Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, công ty nông sản Hùng Tấn (Đồng Tháp) của ông đã rút khỏi hệ thống siêu thị sau 2 năm làm việc bởi quá gian nan.

Chiết khấu 23-25% làm khó công ty nông sản nhỏ muốn vào siêu thị - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp Đồng Tháp giới thiệu nhiều sản phẩm mang đậm tính đặc sản vùng miền như mật ong rừng U MInh, trà sen - Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Tại hội nghị Kết nối cung cầu giữa TPHCM và Đồng Tháp diễn ra ngày 28-4 với hơn 50 doanh nghiệp, đầu mối cung ứng và tiêu thụ sản phẩm tham gia, bà Nguyễn Huỳnh Trang - Phó giám đốc Sở công thương TPHCM cho biết mỗi năm TP.HCM tiêu thụ khoảng 700.000 tấn gạo, 216.000 tấn thịt heo, 130.000 tấn thịt gà, 2 triệu tấn rau củ quả.

Do nhu cầu thực phẩm của TP.HCM rất lớn, theo bà Trang, thực phẩm an toàn sẽ có nhiều cơ hội phát triển tại thị trường này.

Bà Nguyễn Huỳnh Trang cũng cho biết thị trường bán lẻ TP.HCM mỗi năm lên đến 600.000 tỉ đồng.

Thành phố này hiện có 3 chợ đầu mối, 204 siêu thị, 43 trung tâm thương mại, 239 chợ truyền thống, 250 chợ tạm và hơn 1.600 cửa hàng tiện lợi.

Tuy nhiên, hiện các huyện ngoại thành TPHCM chỉ cung ứng khoảng 10-15% thực phẩm, còn lại TPHCM phải đi nhập từ các tỉnh. Do đó, bà Trang nói rằng yêu cầu liên kết để cung cấp lượng hàng cho TP.HCM là rất cần thiết.

Chẳng hạn, theo đại diện chợ đầu mối Bình Điền, nhu cầu về trái cây của trường TP.HCM rất lớn. Hiện nhiều cửa hàng tại chợ mua sỉ hàng chục tấn mỗi ngày. 

Tuy nhiên, có thời điểm các các sạp tại chợ bị hụt hàng phải "chạy" các nơi liên hệ tìm nguồn cung.

Bà Trang cho rằng hiện nhu cầu rất lớn nhưng TP.HCM vẫn đưa nhiều giải pháp để siết chặt vấn đề an toàn thực phẩm. 

Để sản phẩm thực phẩm, nông sản vào hệ thống siêu thị và thị trường TP.HCM, theo bà Trang, các đơn vị cung ứng cần phải đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP hoặc cao hơn là GlobalGAP. 

Theo chủ trương, hiện TP.HCM đã và đang chú trọng kết nối với  21 tỉnh thành đông tây Nam bộ cho khâu cung ứng sản phẩm, đặc biệt thực phẩm.

Theo đại diện cơ sở sản xuất cốm Thanh Thanh Thúy (Đồng Tháp), hiện phần lớn các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ đều "mù mờ" về tiêu chuẩn và yêu cầu của siêu thị, kênh phân phối tại TPHCM nên rất khó trong việc định hướng sản xuất.

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, công ty nông sản Hùng Tấn (Đồng Tháp) của ông đã rút khỏi hệ thống siêu thị sau 2 năm làm việc bởi quá gian nan. 

Theo ông Hùng, trung bình hàng đến cửa siêu thị hiện phải qua cả chục công đoạn khiến thời gian chờ để nhập hàng lên đến 5-7 tiếng, gây khó cho đơn vị cung ứng.

Ngoài ra, theo ông Hùng, hiện nay các siêu thị đều có kho tổng, nên xem xét để nhà cung ứng đưa hàng về kho này và siêu thị đưa đi các chi nhánh, bởi hiện nhiều siêu thị thường lấy lượng hàng ít và rải rác rất khiến chi phí vận chuyển tăng cao.

Theo nhiều nhà cung ứng, việc chịu chiết khấu cho nhiều siêu thị hiện phổ biến ở mức thấp nhất 23-25% là quá cao, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ. 

Bên cạnh đó, thường hợp đồng ghi rõ là đơn vị phân phối phải thanh toán cho đơn vị cung ứng tối đa sau 30 ngày từ lúc nhập hàng nhưng thường thanh toán khá trể, khiến nhiều đơn vị sản xuất nhỏ lẻ gặp khó do không có kinh phí tái đầu tư.

Chiết khấu 23-25% làm khó công ty nông sản nhỏ muốn vào siêu thị - Ảnh 2.

Buổi hội nghị Kết nối cung cầu TPHCM và Đồng Tháp thu hút nhiều đơn vị cung ứng và tiêu thụ - Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Bán 20kg rau không mua nổi một tô bún Bán 20kg rau không mua nổi một tô bún

TTO - Giá rau xanh tại Quảng Ngãi rớt thê thảm nhưng vẫn không có người mua, các hộ trồng rau tiếc rẻ công sức ra đồng hái về cho bò, heo ăn.

NGUYỄN TRÍ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên