Phóng to |
Bản đồ chất độc hóa học ở miền Nam |
Năm 1995, một nhóm các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ công bố báo cáo nghiên cứu về ước định độ nhiễm dioxin trong cư dân VN. Họ chọn 3.243 đối tượng từng sinh sống trong các vùng được xem là có nhiễm dioxin trong chiến tranh và một số đối tượng không sống trong các khu vực này để nghiên cứu.
Các mẫu máu và sữa mẹ được thu thập qua hai giai đoạn: giai đoạn một từ năm 1970 - 1973, giai đoạn hai tiến hành từ năm 1983, cứ hai năm một lần, các mẫu máu và sữa được thu thập từ các cư dân trên khắp các huyện, tỉnh trong cả nước.
Kết quả phân tích có thể tóm lược trong các điểm chính sau đây:
- Nhóm mẫu sữa số 1 có nồng độ dioxin trung bình lên đến 1.832ppt, một nồng độ cực kỳ cao. Tuy nhiên, nồng độ này giảm một cách đáng kể sau mười năm.
- Tại miền Bắc, mức độ dioxin tích tụ chỉ khoảng 2,2 ppt, trong khi ở miền Trung và Nam, con số này cao hơn 6 lần: 13,2 ppt ở miền Trung và 12,9 ppt ở miền Nam.
Sau đây là một số bức ảnh tiêu biểu về sự hủy diệt của chất độc da cam:
Phóng to | |
Hậu quả của chiến dịch Ranch Hand: một khu rừng và dân cư phía Tây Bắc TP.HCM bị tàn phá bởi dioxin. Có thể thấy cây cối bị rụng lá từ phía phải của mình |
Phóng to | |
Đánh bắt cá tại A Lưới, nơi được xem là có nồng độ dioxin cao nhất VN (và có thể là cao nhất thế giới), cao hơn nồng độ trung bình thế giới hàng trăm lần | Cả một vùng đồi ở Quảng Trị trở nên trơ trọi sau một đợt rải hóa chất da cam. |
Phóng to | |
Một cánh rừng ở Tây Ninh cũng chỉ còn là những đọt cháy dang dở và sẽ bị tàn lụi dần. | Phía Nam Quảng Trị, tại một cánh đồng toàn vỏ đạn và mảnh bom, có một em bé con nhà nông đang đứng canh chuột... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận