Phóng to |
Chim phượng |
Sáng nay (1-10), lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa thế giới khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long diễn ra tại vườn hoa Lý Thái Tổ. Dự kiến bà Irina Bokova (tổng giám đốc Unesco thế giới) sẽ có mặt tại Hà Nội để trao giấy chứng nhận ghi danh Hoàng thành Thăng Long vào danh sách các di sản văn hóa thế giới. |
* So với những gì đã khai quật được tại di tích khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long, số hiện vật tại triển lãm do VASS và EFEO tổ chức có vẻ hơi ít?
- Khoảng 150 hiện vật trưng bày tại đây đã phải lựa chọn từ hàng ngàn hiện vật. Diện tích phòng trưng bày rất nhỏ, khoảng 360m2, mà mục đích của chúng ta là trưng bày một bảo tàng rất hiện đại. Do đó từ rất nhiều hiện vật, chúng tôi đã chọn ra những gì thật sự là biểu tượng và có ý nghĩa trong thời gian này. Bước lựa chọn này không phải đơn giản. Thậm chí, ngay tuần trước chúng tôi đã phải thay đổi một số hiện vật.
Kèm theo đó là panô để giải thích cho người xem ở tất cả trình độ. Sẽ có những người không hiểu gì về hiện vật, có người lại hiểu biết rất nhiều. Chỉ riêng điều này đã khiến việc lựa chọn trở nên phức tạp rồi. Các panô thể hiện những giai đoạn lịch sử quan trọng nhất của Hoàng thành Thăng Long.
Chính vì thế, trong trưng bày chúng tôi không chọn quá nhiều hiện vật vì với khối lượng thông tin quá lớn, người xem sẽ bị bão hòa.
Phóng to |
Bà Anna và TS Olivier Tessier - hai chuyên gia Pháp đã góp nhiều công sức cho việc thiết kế trưng bày hiện vật - Ảnh: Vương Anh |
* Có phải có những hiện vật cũng rất tiêu biểu nhưng lại không xuất hiện trong không gian triển lãm này?
- Những người thực hiện triển lãm đã lựa chọn không phải chỉ một lần. Và đó cũng là những người rất hiểu về hiện vật Hoàng thành Thăng Long. Chẳng hạn GS Phan Huy Lê hay giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh thành Thăng Long - TS Bùi Minh Trí.
Từ các hiện vật quá phong phú, những gì thật sự quan trọng để hình dung về quy mô, cuộc sống kinh thành đều có cả. Chẳng hạn, gạch xây dựng một số thời kỳ, hình rồng trang trí lá đề, đầu phượng thời Trần, trang trí mái hình con vịt, ngói âm dương, đầu ngói ống trang trí hình mũi sen, ngói bò nóc... Nhìn chung, hiện vật trưng bày có khá nhiều.
Phóng to |
Lưỡng long được trưng bày khá ấn tượng tại triển lãm - Ảnh: Vương Anh |
* Nếu diện tích rộng hơn, ông muốn đưa thêm cái gì nữa?
- Thật sự khó vì đa số hiện vật tôi đều rất thích. Tôi đặc biệt thích một mảnh đầu rồng cực lớn, nhưng trưng bày miếng to như vậy rất khó, vì nhà trưng bày hơi hẹp. Do đó, hiện vật này cũng không có mặt ở đây, bởi nếu đưa vào người xem sẽ có cảm giác không thể thở nổi. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi phải chọn cái gì vừa xinh xắn, vừa biểu tượng.
(Về mảnh đầu rồng này, PGS.TS Tống Trung Tín cho biết hiện chưa đủ tư liệu nghiên cứu để phục dựng hoàn toàn được - NV).
* Với triển lãm còn lại do Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - thành cổ Hà Nội thực hiện, ông thấy thế nào?
- Tôi vừa xem triển lãm đó cùng với ông Trần Việt Anh - phó giám đốc trung tâm. Mặc dù có ít thời gian nhưng kết quả thật sự tốt. Chưa thể nói câu tuyệt vời nhưng rất tốt. Tôi thật sự ngạc nhiên là các bạn có thể làm tốt như vậy trong thời gian ngắn thế.
Mở cửa khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu: Nhà khảo cổ học làm hướng dẫn viên
Đến tận giờ mở cửa, các nhà khoa học vẫn đang tận dụng từng phút để hoàn thành công tác chỉnh trang, nghiên cứu và thu thập hiện vật. Lần mở cửa này là cơ hội hiếm hoi để khách tham quan có thể tận mắt chiêm ngưỡng một phần quan trọng của Hoàng thành Thăng Long - di tích vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. PGS.TS Tống Trung Tín (viện trưởng Viện Khảo cổ học VN) cho biết: - Đối với khu 18 Hoàng Diệu, du khách có thể tham quan khu di tích đã phát lộ từ năm 2002 đến nay. Đồng thời có thể nhìn thấy những phần cống thoát nước, con đường lát gạch hoa chanh... còn được giữ nguyên trạng. Trong đó, chúng tôi cố gắng nhấn mạnh các di vật quan trọng, khách tham quan có thể hình dung được sự chồng xếp lên nhau của các tầng văn hóa: móng trụ, chân tảng, giếng nước... Qua đó mọi người sẽ hình dung được tính chất liên tục của 13 thế kỷ tại Hoàng thành Thăng Long. Chúng tôi dự kiến chiếu một phần các hình ảnh 3D giúp mọi người hiểu hơn về giá trị của di tích. Nếu chỉ nhìn những di tích khảo cổ hiện nay, khó có thể hiểu được tầm vóc và giá trị của nó. Một màn hình chiếu 3D sẽ được đặt ở thành cổ Hà Nội (số 9 Hoàng Diệu) và một màn hình đặt tại di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Điều lo ngại nhất của chúng tôi hiện nay là vấn đề an ninh cho người vào thăm cũng như sự an toàn cho các di tích, di vật đã phát lộ. Vì vậy, việc tham quan di tích này sẽ được chia giờ, du khách phải tuân thủ các quy định về việc tham quan theo tuyến, theo luồng. Các nhà khoa học, nhân viên và bảo vệ tại khu khảo cổ phải phối hợp với nhau để tránh các trường hợp có thể ảnh hưởng xấu đến di tích. Khu vực thành cổ vẫn sử dụng lực lượng hướng dẫn viên của trung tâm, có các sinh viên tình nguyện hỗ trợ. Riêng các bộ phận thuộc về khảo cổ, các nhà khảo cổ học sẽ chính là các hướng dẫn viên cho du khách. Dù vậy, lực lượng hướng dẫn viên đặc biệt này chỉ có thể tham gia trong dịp đại lễ. Dự kiến khu khảo cổ học chỉ mở cửa phục vụ khách tham quan trong 10 ngày đại lễ. Nếu nhu cầu của du khách tăng cao thì sẽ có thể mở cửa thêm 15 ngày nữa. Nhưng sau đó nhất định phải đóng cửa để kiểm tra hiện trạng của di tích. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận