20/12/2004 00:13 GMT+7

"Chiếc xe độc mã" Einstein

N.T.ĐA (Theo Deutschland, The Telegraph)
N.T.ĐA (Theo Deutschland, The Telegraph)

Ngày 19-1-2005 tới, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder sẽ khai mạc "năm của Einstein" tại Berlin, nhằm mừng 100 năm ngày ra đời thuyết tương đối và kỷ niệm 50 năm ngày Einstein qua đời. Cuộc triển lãm lớn với chủ đề "Albert Einstein, kỹ sư của vũ trụ" và nhiều cuộc hội thảo quốc tế tại Berlin, Postdam và nhiều nơi khác nhằm tưởng nhớ một thiên tài khoa học của thế giới, và hơn hết nhằm đề cao cách thức dám suy nghĩ, dám tranh luận và dám thực hiện điều mình suy nghĩ là đúng của Einstein, để cho mọi người, nhất là giới trẻ, tìm thấy nơi ông một hình mẫu tốt cho cách làm việc, tìm tòi, nghiên cứu và hoạt động của mình.

OBJkxC10.jpgPhóng to
Ngày 19-1-2005 tới, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder sẽ khai mạc "năm của Einstein" tại Berlin, nhằm mừng 100 năm ngày ra đời thuyết tương đối và kỷ niệm 50 năm ngày Einstein qua đời. Cuộc triển lãm lớn với chủ đề "Albert Einstein, kỹ sư của vũ trụ" và nhiều cuộc hội thảo quốc tế tại Berlin, Postdam và nhiều nơi khác nhằm tưởng nhớ một thiên tài khoa học của thế giới, và hơn hết nhằm đề cao cách thức dám suy nghĩ, dám tranh luận và dám thực hiện điều mình suy nghĩ là đúng của Einstein, để cho mọi người, nhất là giới trẻ, tìm thấy nơi ông một hình mẫu tốt cho cách làm việc, tìm tòi, nghiên cứu và hoạt động của mình.
TT - Năm 1905 là năm Albert Einstein thay đổi thế giới với năm bài báo tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực vật lý. 100 năm sau, nước Đức đã chọn năm 2005 là "năm Einstein".

Cuối thế kỷ 19, môn vật lý rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Các nhà khoa học hàng đầu thời ấy cho rằng môn vật lý sẽ phải chấm dứt, vì "đâu còn gì để nghiên cứu nữa".

Môn vật lý đã phát triển quá nhanh, từ một thế giới vật lý vĩ mô với các vật thể hữu hình, đến một thế giới vật lý vi mô với các biến cố xảy ra với tốc độ chóng mặt, và các trật tự lớn lao vượt quá sự hiểu biết của con người.

Cánh cửa của thời đại vật lý lượng tử sẽ mở ra, nhưng ai sẽ tìm thấy chìa khóa cho sự hiểu biết mới về thế giới? Đó là Albert Einstein, một thanh niên 26 tuổi đang làm chuyên viên kỹ thuật tại văn phòng cấp bằng sáng chế ở Thụy Sĩ. Einstein tạo ra một quan niệm mới về không gian, thời gian, vật chất, năng lượng.

Khoa học gia Bill Bryson cho biết trong bài đầu, Einstein giải thích bản chất ánh sáng, và với phát hiện này ông đoạt giải Nobel năm 1921; bài thứ hai chứng minh rằng các nguyên tử hiện hữu thật sự; bài thứ ba làm thay đổi thế giới với lý thuyết mới về không gian và thời gian, sau được gọi là "thuyết tương đối"; bài thứ tư và năm nói về "điện động lực học của các vật thể di chuyển", vốn được xem là sự đóng góp xuất sắc nhất cho khoa học mọi thời đại.Einstein được mô tả là một cậu bé cứng đầu và ngoan cố. Cậu sinh tại Đức năm 1879, chỉ biết nói khi lên ba, nhưng đã tự học hình học bằng cách đọc các tác phẩm của Euclide năm 12 tuổi. Từ nhỏ, Einstein đã muốn vén bức màn các bí mật của thế giới dù không học tập xuất sắc như các thần đồng. Rồi cậu theo cha mẹ qua Ý.

Năm 1900, Einstein tốt nghiệp môn toán tại Viện Công nghệ Thụy Sĩ ở Zurich. Khi còn bé, cậu đã suy nghĩ việc gì sẽ xảy ra nếu có ai đó di chuyển nhanh như ánh sáng. Einstein không tìm ra câu trả lời thỏa mãn cho câu hỏi này, nhưng không hề từ bỏ việc suy nghĩ. Einstein có khả năng suy nghĩ một vấn đề trong nhiều năm. Trên đường từ sở làm về nhà, Einstein vừa đi vừa suy nghĩ, vừa quẹo trái quẹo phải trên nhiều con đường của Berne.Einstein thích suy nghĩ, trình bày ý nghĩ cho người khác nghe, thích tranh luận để hiểu thêm. Trong thư gửi A. Muste năm 1950, Einstein viết: "Tôi không hề sợ nói lên ý nghĩ của mình khi có thể được, vì tôi nghĩ đó là bổn phận của mình. Nhưng tiếng nói đơn độc của tôi thường biến mất giữa đám đông người".

Einstein cho rằng việc mình suy tư để phát hiện những điều mới lạ là nhằm phục vụ loài người, do đó ông không quan tâm nhiều đến đất nước, quê hương, gia đình, như ông đã viết: "Tôi thật sự như chiếc xe độc mã, không hề thuộc trọn về bất cứ ai, về đất nước và quê hương nào, về bạn bè và cả gia đình nữa. Trái lại, đối với mọi mối quan hệ này, tôi luôn cảm thấy mình tách rời, cần sống cô độc, và cảm thức này lớn dần với tuổi tác".Là một thiên tài vật lý, một người được kính trọng và rất nổi tiếng, Einstein vẫn sống chan hòa. Trong thời Cộng hòa Weimar, ông là người theo chủ nghĩa hòa bình với các quan điểm xã hội mạnh mẽ. Ông rất bực tức và đau khổ trước các tội ác của Đức quốc xã, đến nỗi ông nguyện không bao giờ trở về Đức nữa.

Một điều ông lấy làm tiếc và hối hận nhất là vào năm 1939 ông viết thư cho tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, thúc giục tổng thống thực hiện dự án Manhattan, vốn dẫn đến việc chế tạo bom nguyên tử. Trong thông điệp gửi cho các thế hệ mai sau, ông viết rằng "nếu các bạn không công bằng hơn, không an bình hơn và không nhạy cảm hơn thế hệ chúng tôi, các bạn sẽ thua cái ác". Ông qua đời ngày 18-4-1955 tại Princeton (Mỹ). Ông được tạp chí Time bình chọn là "nhân vật của thế kỷ 20".

N.T.ĐA (Theo Deutschland, The Telegraph)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên