Cổ phần được mua lại từ Tập đoàn CP Thái Lan (hiện đang là cổ đông chính của CP Việt Nam) với giá trị là 609 triệu USD.
Phóng to |
Nhà máy CP Việt Nam tại Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai) |
CPP hiện đang là doanh nghiệp hàng đầu với 78 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và sở hữu hơn 26.000 đại lý phân phối tại Trung Quốc.
Đây là một trong những thương vụ lớn nhất tại Việt Nam, đem lại cho CPP (cũng là thành viên của Tập đoàn Charoen Pokphand) khả năng kiểm soát - phát triển tại thị trường chăn nuôi và thức ăn gia súc với tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Ngoài ra, CPP có thể mở rộng và đa dạng hóa công việc kinh doanh hiện tại.
Dhanin Chearavanont, chủ tịch - giám đốc điều hành của CPP, nói: "Việc mua lại này sẽ đưa CPP trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường thức ăn thương mại và trang trại công nghiệp tại Việt Nam. Cùng với vị trí đứng đầu thị trường Trung Quốc, CPP sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành thành viên nổi bật trong thị trường thức ăn - nông nghiệp đầy hứa hẹn của châu Á”.
CPVL đang giữ vị trí dẫn đầu với 20% thị phần thức ăn gia súc thương mại, 77% thị phần các trại heo công nghiệp và 30% thị trường gà thịt của Việt Nam. Vào cuối năm 2010, CPVL lập kỷ lục với lợi nhuận ròng đạt 50,3 triệu USD và tổng doanh thu là 1.046,5 triệu USD.
Việt Nam là nước đang phát triển và là nước xuất khẩu hải sản chính tại châu Á. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, thị trường thức ăn gia súc thương mại của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với CAGR khoảng 16% (từ 2005 - 2009) và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.
Trong những năm 2005 - 2009, sản lượng gia cầm và heo công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng 22% và 24% CAGR. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, chăn nuôi gia cầm và heo của CPVL đạt CAGR là 28%, 34% và 44% trong những năm 2005 - 2009.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận