Theo bà Tâm, hàng hóa VN trong siêu thị chiếm khoảng 95%, tuy nhiên ở các chợ truyền thống tỷ lệ này thấp hơn, cần nâng cao hơn. Mặt khác, nhiều mặt hàng VN chiếm tỷ lệ được người dân lựa chọn tiêu dùng còn thấp. Bà cho biết nhóm thực phẩm rau quả - sản phẩm người dân sử dụng hàng ngày - nhưng qua điều tra cho thấy người dân lựa chọn hàng VN thuộc nhóm này chỉ chiếm khoảng 58%; đồ gia dụng chiếm 49%; vật liệu xây dựng, trang trí nội thất 38%.
Đặc biệt, các loại đồ chơi, dụng cụ học tập thì người tiêu dùng lựa chọn hàng VN chỉ 34%, theo bà Tâm, tỷ lệ nhóm này thấp do vấn đề nằm ở chỗ chất lượng, mẫu mã. Nhóm sản phẩm điện lạnh, điện tử tỷ lệ này còn thấp hơn, chỉ chiếm 26%... “Như vậy, chúng ta nói rằng cuộc vận động đã đi vào cuộc sống nhưng kết quả chỉ bước đầu thôi”, bà Tâm nói.
Các đại sứ hàng Việt: nghệ sĩ Trung Dân, nghệ sĩ Quang Thảo… đề nghị cần mở rộng kênh phân phối, cung thông tin hàng Việt nhiều hơn cho người tiêu dùng. Đồng thời mở chuyên mục cảnh báo hàng kém chất lượng, hàng gian, hàng giả trên các phương tiện truyền thông, đẩy mạnh hơn mảng thông tin này để người tiêu dùng biết rõ khi mua sắm.
Nghệ sĩ Trung Dân cho rằng cần coi trọng vai trò của các Ban quản lí chợ, nơi đây phải là cầu nối, tiếp nhận thông tin phản ánh của người mua về chất lượng sản phẩm, hàng giả, hàng nhái… Chẳng hạn như gừng Trung Quốc bán nhiều ở các chợ thì các ban quản lí làm gì?
Ông Ngô Bách Phong - chủ tịch Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM - đề nghị chất lượng hàng Việt cần đảm bảo ổn định, một trong những yếu tố người tiêu dùng hiện rất quan tâm. Đặc biệt, chất lượng phải giống như quảng cáo. Theo ông Phạm Văn Đông - trưởng ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP - người dân còn băn khoăn về chất lượng một số loại hàng Việt, nhất là sau 1-2 đợt khuyến mãi thì chất lượng có dấu hiệu giảm hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận