Màng trị bỏng có màu trắng với độ dày 0,5mm, và có nhiều kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng như 10 ×10 cm, 15 × 10 cm, 20 × 10 cm. Màng sinh học này có thể được bảo quản ở môi trường bình thường đến vài năm.
Trong trường hợp bị bỏng nặng, các vết thương hở cần được dùng màng để che chắn vết thương, hạn chế nhiễm trùng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Người ta dùng màng sinh học để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng vết thương bỏng, tạo điều kiện che phủ sớm vết thương. Qua đó, rút ngắn thời gian điều trị và giảm thiểu sẹo xấu trên vùng bỏng sâu.
Chế phẩm này của nhóm nghiên cứu có khả năng thấm nước cao, khả năng kết dính chặt chẽ và trơ về mặt hóa học nên nó có vai trò như màng sinh học, có thể thay thế da tạm thời.
Bỏng là một tai nạn thường gặp trong lao động và sinh hoạt hằng ngày. Ngoài tổn thương da, trường hợp bỏng nặng còn gây rối loạn nội tạng, để lại di chứng nặng đến khả năng vận động, thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Ở VN, chỉ riêng Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội) mỗi năm tiếp nhận khoảng hơn 400 ca bỏng. Các tác nhân gây bỏng chủ yếu là bỏng nước sôi (165 trường hợp). Ngoài ra các tác nhân khác là xăng, dầu, nước canh nóng, axit, vôi tôi nóng. Nguồn: Viện Bỏng Quốc gia |
Vì thế, nó không chứa các yếu tố nguy cơ như không có độc tố trực tiếp, không gây dị ứng, không có yếu tố lây lan mầm bệnh, không giải phóng chất lạ vào vết thương.
Màng có khả năng diệt 100% vi khuẩn thường gây ra các nhiễm trùng vết thương hở da như vết bỏng, hay các vết thương mất. Chỉ cần áp sát màng vào vết thương và không cần sử dụng bất cứ thứ gì khác, màng đã có khả năng cản khuẩn, đồng thời làm vết thương mau lành do thúc đẩy quá trình tái tạo mô hạt.
Đặc biệt, tuy sản phẩm này là loại màng thay hàng ngày, nhưng do khả năng làm mát trên bề mặt của da và ít dính chặt trên vết thương nên màng rất dễ bong. Đồng thời, màng có ưu điểm là không gây đau như các loại màng hiện đang sử dụng trong việc điều trị bỏng như gạc vô trùng hay băng bán thấm.
Cho tới nay, trong quá trình nghiên cứu màng sinh học trị bỏng, nhóm nghiên cứu đã chế tạo được khoảng 1.000 tấm màng. Các tấm màng này hiện đang được thử nghiệm tại BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM để quan sát tốc độ lành của vết thương, khả năng chống nhiễm khuẩn, và mức độ gây kích ứng da…
Hiện nay, hầu hết các loại màng đắp vết thương hở đều phải nhập ngoại, với giá từ 15.000-30.000 đồng/cái. Nhóm nghiên cứu hy vọng việc sản xuất màng sinh học trong nước có thể giúp người bị bỏng giảm chi phí điều trị.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận