Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) ước tính các khoản nợ bằng ngoại tệ của các nước châu Phi đã tăng nhanh, lên mức 443 tỷ USD vào năm 2013 thông qua vay mượn song phương, cho vay hợp vốn và trái phiếu.
Sau đó, đồng nội tệ toàn châu Phi mất giá chóng mặt khiến các khoản nợ bằng ngoại tệ ngày càng phình to.
Đáng chú ý, nợ chính phủ của Zambia đã tăng gấp đôi kể từ năm 2012, trong đó 75% là nợ nước ngoài.
Nợ của Ghana hiện tương đương 60% GDP, một nửa trong số đó là nợ bằng đồng USD.
Đỉnh điểm, năm 2016, Mozambique đã tuyên bố mất khả năng thanh toán. Sự biến động tiền tệ và lãi suất từ lâu đã là một nguyên nhân của những cuộc khủng hoảng thị trường mới nổi.
Do đó, các nhà đầu tư kêu gọi các chính phủ cần loại bỏ các khoản nợ bằng đồng USD và tập trung vào đồng nội tệ.
Theo đó, các chính phủ có thể điều hành nền kinh tế, giảm ảnh hưởng từ sự thay đổi tỷ giá giữa đồng USD và các đồng nội tệ.
Ngoài ra, khuyến khích thị trường trái phiếu trong nước có thể thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư bằng đồng nội tệ cũng như giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu, vốn là nguồn thu ngoại tệ chính để trả nợ.
Tuy nhiên, trong số các nước châu Phi, ngoài Nam Phi và Nigeria, thị trường vốn của các nước đều chưa phát triển đủ để có thể kêu gọi nhiều vốn hơn bằng đồng nội tệ.
Việc thiếu khả năng thanh toán bằng tiền mặt, thiếu minh bạch và cơ chế lập lờ là những yếu tố khiến chi phí cho việc đầu tư bằng tiền nội tệ tại châu Phi bị cao.
UNCTAD cảnh báo hiện tỷ lệ nợ nước ngoài ở châu Phi vẫn có thể quản lý được, tuy nhiên sự gia tăng nhanh chóng các khoản nợ là một mối lo ngại và đòi hỏi phải hành động nhanh để có thể tránh một cuộc khủng hoảng nợ như đã từng xảy ra cuối những năm 1980 và 1990 ở lục địa này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận