20/01/2006 12:38 GMT+7

Châu Á: Chạy đua "Thiên đường mua sắm"

Theo TTXVN
Theo TTXVN

Cuộc chạy đua trở thành "thiên đường mua sắm" cho khách du lịch đã trở nên ngày càng gay gắt giữa các trung tâm mua sắm trong khu vực châu Á như Bangkok (Thái Lan), Hong Kong (Trung Quốc) và Kuala Lumpua (Malaysia), thể hiện qua các nỗ lực tu bổ và nâng cấp các tuyến phố thương mại và thu hút các thương hiệu cao cấp.

5b1DJ3Pw.jpgPhóng to
Phố mua sắm nổi tiếng Orchard Road - Singapore
Cuộc chạy đua trở thành "thiên đường mua sắm" cho khách du lịch đã trở nên ngày càng gay gắt giữa các trung tâm mua sắm trong khu vực châu Á như Bangkok (Thái Lan), Hong Kong (Trung Quốc) và Kuala Lumpua (Malaysia), thể hiện qua các nỗ lực tu bổ và nâng cấp các tuyến phố thương mại và thu hút các thương hiệu cao cấp.

Các trung tâm mua sắm này đang đầu tư hàng triệu USD vào những kế hoạch nâng cấp các khu vực bán lẻ chủ chốt để có thể tăng cường thu hút du khách cũng như khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn nữa.

Thủ đô Bangkok vốn nổi danh với giá hàng hoá rẻ, nhiều ngôi chùa cổ kính và bãi biển đẹp, đang nỗ lực củng cố vị thế như một điểm đến mua sắm cấp cao, nhằm lôi kéo khách hàng nước ngoài từ các trung tâm mua sắm nổi tiếng hơn là Hong Kong và Singapore.

Tháng 12-2005, Bangkok đã khai trương tuyến phố mua bán Siam Faragonk, tổng vốn đầu tư 366 triệu USD. Đây được coi là con đường thương mại lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 500.000 m2 và Thái Lan hy vọng tuyến phố này sẽ là điểm đến hàng đầu trên thế giới như Time Square ở New York (Mỹ).

Ủy ban Du lịch Hong Kong cũng tích cực quảng bá đặc khu hành chính này như một thiên đường mua sắm. Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Du lịch Hong Kong Paul Leung khẳng định đặc khu hành chính này vẫn là điểm đến hàng đầu trong khu vực với lợi thế lớn nhất là mua sắm thuận tiện và giá rẻ với những mạng lưới cửa hàng liên kết rộng khắp.

Trong khi đó, cuối năm 2006 này Singapore sẽ tiến hành nâng cấp phố mua sắm nổi tiếng Orchard Road, với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD, nhằm trở thành một trong những con đường mua sắm lớn nhất thế giới. Đây là dự án bán lẻ có tầm cỡ đầu tiên và là một phần trong kế hoạch của Chính phủ Singapore nhằm tăng gấp đôi lượng du khách lên 17 triệu lượt người và nâng doanh thu du lịch đạt 18 tỷ USD vào năm 2015.

Một quốc gia Đông Nam Á khác là Malaysia cũng có tham vọng trở thành một trung tâm mua sắm. Lễ hội Đại Mua sắm diễn ra trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9-2005 đã giúp Malaysia đạt 1,35 tỷ USD doanh thu bán hàng cho du khách trong năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2004. Khoảng 30% số du khách tham gia mùa lễ hội này là người nước ngoài, trong đó phần lớn đến từ Trung Đông.

Hiệp hội Lữ hành châu Á-Thái Bình Dương nhận định, Bangkok và các trung tâm mua sắm khác, chiếm phần lớn trong số tiền 125 tỷ USD mà các du khách quốc tế đến khu vực này đã chi tiêu trong năm 2004.

Theo TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên