10/04/2014 00:01 GMT+7

Chất béo trong bữa ăn của các bé tuổi mẫu giáo

congtien_canbiet
congtien_canbiet

Cần biết - Khi bé còn nhỏ, hầu hết các bà mẹ luôn nhớ cho dầu ăn vào trong bột hoặc cháo của bé. Nhưng khi bé lớn, nhất là ở vào tuổi mẫu giáo, chất béo thường xuyên vắng mặt trong thực đơn của các bé vì mẹ cho rằng chất béo không cần thiết đối với bé nữa.

Thật ra, chất béo luôn quan trọng đối với sự phát triển của các bé. Trong cơ thể, chất béo ngoài nhiệm vụ cung cấp năng lượng, nó còn là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. Chất béo còn tham gia vào cấu trúc tế bào của một số tổ chức, đặc biệt là não, điều hòa các hoạt động của cơ thể …. Vậy, các bé cần ăn chất béo như thế nào để tốt cho sức khỏe? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Hàng ngày, các bé cần được cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết để duy trì sự sống, để phát triển thể lực, trí não... Năng lượng của chất béo chiếm bao nhiêu phần trăm trên năng lượng tổng số để phù hợp với sự phát triển của cơ thể tùy thuộc vào lứa tuổi của các bé, tỉ lệ này được Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến nghị như sau :

7UxiDF3u.jpg

Qua bảng trên, ta có thể tính được số lượng chất béo cần ăn mỗi ngày. Các bé 3 tuổi cần 45 - 50g chất béo, các bé từ 4 đến 6 tuổi cần 30-40g chất béo.

Để cân đối hợp lý giữa các chất dinh dưỡng, bữa ăn của bé cần có đủ các thực phẩm thuộc 4 nhóm: nhóm giàu chất bột đường (gạo, bánh mì, bún, nui…), nhóm giàu đạm (thịt, cá, trứng,…), nhóm giàu chất béo (đậu phộng, mè, mỡ, dầu ăn…), nhóm giàu vitamin và muối khoáng (rau, trái cây). Muốn đáp ứng được nhu cầu chất béo, ngoài chất béo có sẵn trong các loại thực phẩm, cần phải có thêm mỡ, bơ hoặc dầu ăn. Cụ thể là:

44EnW1Dx.jpg

Các bạn cần lưu ý:

Trên đây là số lượng thực phẩm đại diện cho từng nhóm. Khi thay đổi thực phẩm, bạn cần nhớ là chỉ thay thế các thực phẩm trong cùng một nhóm. Ví dụ: thay vì ăn cơm thì ăn bánh mì, bún, phở, nui …; thay vì ăn thịt thì ăn cá, tôm, lươn…

Lượng chất béo trong các thực phẩm nhóm giàu đạm có sự khác nhau. Có thể chia làm hai loại: loại ít chất béo như thịt bò, thịt heo nạc, cá thu, cá lóc; loại nhiều chất béo như thịt ba rọi, cá ba sa… Khi ăn thực phẩm giàu chất béo, bạn bớt lượng dầu ăn cho bé.

Bạn có thể thay dầu ăn bằng mỡ hoặc bơ với số lượng tương đương nhưng dầu ăn là chất béo nguồn gốc thực vật, tốt hơn cho sức khỏe của bé.

Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM

congtien_canbiet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên