![]() |
Văn Gáo trong một buổi giao lưu thơ nhạc |
Thôn Éo, xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam) là nơi A Lăng Văn Gáo sinh ra và lớn lên bao năm qua. Chính nơi đây hồn thơ của chàng trai người dân tộc này đã được ươm mầm. Ngay từ hồi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, Gáo đã cho thấy năng khiếu và niềm đam mê thơ văn của mình. Dù ở khu vực miền núi Đông Giang này mọi điều kiện còn rất khó khăn nhưng Gáo vẫn tìm đến với thơ, với những người yêu thơ hiếm hoi ở đây để đọc thơ, thuộc thơ và yêu đời, vững tin hơn từ những câu thơ ấy.
Đọc thơ Gáo, có những câu, những bài hồn nhiên, chân chất như sương núi, nhưng cây rừng Trường Sơn cùng những âm vang rất riêng của đồng bào Cơ Tu: Sáng hầm hập lên nương/rựa vác trên vai/điếu thuốc trên môi/đầu trần, chân đất/da nâu, tóc đen/ưỡn ngực leo núi... (Người đàn ông Cơ Tu) hay: Ama (cha) bảo rằng: “Là con trai/Phải nhanh nhẹn như sóc/Cần cù như ong mật/Sống thật như lá rừng/Đi khắp bốn phương trời/Biết yêu thương đồng loài/Nghe con...” (Sinh ra ở núi). Có nhiều người nhận xét thơ của Gáo không quá xuất sắc, nhưng đó là hơi thở của núi rừng, là suy tư của một người con núi rừng đúng nghĩa, chứ không phải là một người miền xuôi làm thơ về miền núi. Nhà thơ Nguyễn đức Dũng, hội viên Hội vhnt Quảng Nam, nhận xét: “Thơ của Gáo không quá trọng về câu từ, âm luật. đó là những lời thơ dung dị hồn nhiên, chân chất thật thà như cách sống và con người Trường Sơn vậy. Một điều mà thơ ca bây giờ đang thiếu!”.
Hiện Gáo đang là sinh viên năm cuối ngành Việt Nam học của Trường ĐH Quảng Nam. Vì điều kiện kinh tế khó khăn nên Gáo phải đi làm thuê với nhiều công việc khác nhau để có thể trang trải được cuộc sống của mình. Gáo vẫn dành một thời gian cố định trong ngày để đọc, học, tìm hiểu về văn học nghệ thuật. Gáo tìm hiểu, gửi thơ cho các báo, tạp chí văn nghệ. Thơ của Gáo đã được đăng khá nhiều trên các báo, tạp chí như Áo Trắng, Văn Nghệ Đất Quảng, Văn Nghệ TP.HCM và một số báo chí trung ương lẫn địa phương. Gáo khoe với chúng tôi những tờ báo có thơ của mình được đăng mà Gáo đã cất giữ rất cẩn thận. Gáo bảo để có được những bước đi trên hành trình thi ca này, Gáo đã được sự giúp đỡ của các anh chị văn nghệ sĩ Quảng Nam rất nhiều. Người phát hiện và bồi dưỡng cho Gáo chính là nhà thơ Nguyễn đức Dũng.
Lòng yêu thơ và quyết tâm đến với những gì tốt đẹp của Gáo thật đáng quý. Dù là con em đồng bào Cơ Tu nhưng A Lăng Văn Gáo đã tự rèn luyện mình, tự học tập và đi lên để mong một ngày mai tươi sáng hơn.
Ơi! Amế Lưng cong như núiNhấp nhô vai gầyMột đời sương gióGồng gánh nắng mưa. Amế sớm trưaĐịu gùi lên rẫyTừ đôi tay ấyLúa sắn được mùa. Có những cơn mưaLàm mái nhà dộtMế ngồi bên bếpGió lùa co ro. Mế che con thơQua mùa giá rétQua những cơn khátBữa đói bữa no. Tóc nhuốm sương mờVẫn đôi chân đấtMột đời lận đậnMế ước sớm-chiều... Amế thân yêuMế như vị YàngBan phát cho conNhững điều tốt đẹp. |
Áo Trắng số 18 ra ngày 1/10/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận