Chuyện phá án vụ bắt cóc trẻ sơ sinh14 tiếng theo dõi cô gái bắt cóc bé sơ sinh
Phóng to |
Tranh phác họa một nghi can bắt cóc ở California. Nhân chứng là hai trẻ nhỏ 8 và 10 tuổi. Nghi can bị bắt khi gây án ở Idaho - Ảnh: Washington Post |
Tháng 10-2013, một gã đàn ông đã tấn công 5 phụ nữ và cưỡng hiếp 2 người ở hạt Prince George thuộc bang Maryland (Mỹ). Hiện trường vụ án là một khu rừng, không có máy quay an ninh. Cảnh sát địa phương đã vẽ phác họa chân dung nghi can từ mô tả của nạn nhân.
Một họa sĩ đã trao đổi với mỗi nạn nhân suốt 4 giờ để vẽ chân dung nghi can bằng bút chì. Sau đó lực lượng cảnh sát công bố chân dung nghi can trên phương tiện truyền thông. Kết quả là 2 tháng sau, hắn bị bắt giữ.
Theo báo Washington Post, do sự bùng nổ của máy quay an ninh, điện thoại có máy ảnh và các phương tiện chụp hình khác, cảnh sát Mỹ và các nước phương Tây đã ít cần đến việc phác họa chân dung nghi can. Tuy nhiên, cảnh sát nhiều địa phương ở Mỹ vẫn coi đây là một công cụ điều tra không thể thiếu.
“Không phải chỗ nào cũng có máy quay an ninh - báo Washington Post dẫn lời chuyên gia điều tra hiện trường Joyce Conlon, người vẽ chân dung nghi can vụ tấn công ở bang Maryland - phác họa chân dung nghi can vẫn rất cần thiết trong nhiều vụ án bởi công cụ này vẫn phát huy hiệu quả”.
Với sự phát triển của công nghệ, nhiều sở cảnh sát ở Mỹ và các nước phát triển giờ không cần đến họa sĩ phác họa chân dung nghi can bằng bút chì nữa. Thay vào đó, họ sử dụng phần mềm vi tính, lựa chọn các chi tiết gương mặt có sẵn trong kho dữ liệu, dựa trên sự mô tả của nhân chứng để tái tạo gương mặt ba chiều của nghi can.
Có khá nhiều vụ án nổi tiếng mà cảnh sát dựa vào phác họa chân dung nghi can để phá án. Điển hình là vụ bắt cóc cô bé Elizabeth Smart, 14 tuổi, tại thành phố Salt Lake, bang Utah (Mỹ) năm 2002.
Theo CBS News, ngày 5-6-2002 một gã đàn ông đã cầm dao xông vào phòng ngủ trong nhà Smart và bắt cóc cô. Nhân chứng duy nhất của vụ án là Mary Katherine, em gái của Smart. Hung thủ là Brian David Mitchell và vợ hắn Wanda Barzee. Gia đình Smart từng thuê Mitchell làm việc tại nhà họ trong một thời gian ngắn.
Smart đã bị Mitchell cưỡng hiếp. Sau đó hắn bắt cô bé phải đội tóc giả, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Ban đầu cảnh sát điều tra một nghi can khác, nhưng người này đã chết trong tù. Thất vọng với cảnh sát, gia đình Smart đã họp báo công bố bức phác họa chân dung nghi can do Mary Katherine mô tả.
Lập tức có người gọi điện báo cho cảnh sát đó là Mitchell. Cuối cùng hắn và vợ đã bị bắt giữ và bị xử tù chung thân.
Một vụ án nổi tiếng khác trong đó tranh phác họa chân dung nghi can đóng vai trò quan trọng là cuộc săn lùng Kurt Niklas Lindgren, kẻ cưỡng hiếp hàng loạt ở Thụy Điển. Theo báo Expressen, từ tháng 8-1998 đến tháng 12-2005, Lindgren đã tấn công 10 phụ nữ ở thành phố Umea, 2 trong số đó bị thương nghiêm trọng đến mức gần chết.
Từ mô tả của các nạn nhân, cảnh sát đã vẽ chân dung nghi can. Nhờ đó, một số người đã nhận ra đó là Lindgren và tố cáo tới cảnh sát. Tháng 3-2006 cảnh sát Thụy Điển đã bắt giữ Lindgren. Gương mặt của hắn hoàn toàn giống với bức phác họa chân dung của cảnh sát. Cộng với các bằng chứng từ DNA, Lindgren đã nhận tội và bị xử tù 14 năm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận