Do đó, việc chăm sóc và theo dõi bệnh của trẻ là rất cần thiết để trẻ đủ sức khỏe vượt qua bệnh và phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng.
Theo dõi, phát hiện dấu hiệu nặng
Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán xác định, phân độ điều trị, hướng dẫn dấu hiệu nặng để theo dõi, tái khám theo lịch hẹn.
Các dấu hiệu nặng bao gồm:
- Sốt cao liên tục khó hạ ≥ 39 độ, kèm:
+ Sớm
- Giật mình, chới với, vẻ mặt lơ láo.
- Run tay chân, đi loạng choạng.
- Nôn ói nhiều, quấy khóc…
+ Muộn
- Mạch nhanh, huyết áp cao.
- Thở khó, thở mệt.
- Lạnh tay chân, tiểu ít…
Khi có bất kỳ dấu hiệu nặng nào của bệnh cần phải nhập viện ngay để được điều trị kịp thời.
Chăm sóc dinh dưỡng
Vì loét miệng nên trẻ rất khó ăn, uống. Không kiêng ăn, có thể ăn bất cứ món gì trẻ thích. Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và “lạnh” (sữa lạnh, kem,…) giúp giảm đau và có năng lượng để trẻ đủ sức vượt qua bệnh.
Cách ly trẻ bệnh
Bệnh rất dễ lây lan. Cần cách ly tại nhà 8 ngày kể từ ngày phát bệnh và tránh tiếp xúc trẻ khác.
Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh nhà cửa, vật dụng, đồ chơi bằng dung dịch vệ sinh thông thường tại nhà.
- Vệ sinh đôi bàn tay của trẻ và người chăm sóc trẻ.
- Chăm sóc răng miệng “nhẹ nhàng”, tránh bội nhiễm.
Bệnh tay chân miệng do siêu vi gây ra, tổn thương chủ yếu ở da và niêm mạc dưới dạng bóng nước và hồng ban. Bệnh xảy ra quanh năm, thường có 2 đợt bùng phát từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12. Gặp nhiều ở nhóm tuổi dưới 5, trẻ càng nhỏ thì nguy cơ bệnh càng nặng.
Do siêu vi nên bệnh sẽ tự khỏi nếu không có biến chứng. Khoảng 10% diễn tiến nặng cần chăm sóc, theo dõi và điều trị tại bệnh viện. Các tổn thương da và niêm mạc cũng tự khỏi không cần can thiệp đặc biệt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận