13/06/2018 16:00 GMT+7

Chăm sóc răng miệng trong thai kỳ

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Thai kỳ khiến hormone thay đổi, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh về nướu, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Chăm sóc răng miệng trong thai kỳ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: romper.com

Việc chăm sóc răng miệng rất quan trọng khi mang thai. Thai kỳ khiến hormone thay đổi, dẫn tới sự nguy cơ mắc các bệnh về nướu tăng cao, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Dưới đây là một số cách giúp thai phụ duy trì sức khỏe răng miệng trước, trong và sau khi mang thai.

Trước khi mang thai

Hãy gặp nha sĩ trước khi mang thai, để có thể phát hiện các vấn đề về răng miệng (nếu có) và được chữa kịp thời.

Đi khám trong thai kỳ

- Hãy nói với nha sĩ (hoặc bác sĩ) nếu bạn đang mang thai, để tránh điều trị răng miệng trong 3 tháng đầu và những tháng cuối của thời kỳ mang thai, trừ trường hợp khẩn cấp. Đó đều là những thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, do đó thai phụ nên tránh điều trị bệnh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, thai phụ vẫn có thể điều trị vấn đề răng miệng trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Nếu như không bắt buộc phải tiến hành điều trị ngay thì có thể trì hoãn cho tới khi sinh xong.

- Cần thông báo với bác sĩ tên và liều lượng thuốc đang dùng - bao gồm cả những thuốc và vitamin trước sinh được kê đơn, cũng như những chỉ định dùng thuốc cụ thể. Nha sĩ có thể sẽ thay đổi kế hoạch điều trị phụ thuộc vào thông tin của thai phụ.

- Tránh chụp X-quang khi mang thai. Nếu cần thiết phải chụp X-quang (trong trường hợp nha khoa khẩn cấp) các nha sĩ sẽ đặc biệt để ý tới sự an toàn của mẹ và bé. Ngày nay, công nghệ chụp X-quang đã có những tiến bộ vượt bậc so với trước đây.

- Không nên hủy hẹn với nha sĩ chỉ vì đang mang bầu. Mang thai là khoảng thời gian nên đi khám nha chu nhất, do hormone thai kỳ thay đổi, khiến thai phụ dễ bị nha chu và chảy máu nướu, tình trạng này là viêm nướu thai kỳ. Nếu bị đau, chảy máu hoặc sưng nướu khi mang thai, hãy nói với nha sĩ hoặc chuyên gia khoa nướu sớm nhất có thể.

- Chăm sóc răng miệng sạch sẽ để ngăn và/hoặc giảm các vấn đề về răng miệng

​"Đối phó" với ốm nghén

Nếu ốm nghén khiến thai phụ không thể chải răng do kem đánh răng gây cảm giác buồn nôn, hãy chuyển sang dùng những loại kem đánh răng có mùi dịu nhẹ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia răng miệng về các loại kem đánh răng phù hợp.

Súc miệng bằng nước thường hoặc nước súc miệng nếu bị ốm nghén và nôn mửa thường xuyên.

Ăn uống hợp lý để răng của mẹ chắc khỏe và sức khỏe của bé ổn định

Tránh đồ ăn nhanh có đường. Bà bầu thường thèm đồ ngọt trong thai kỳ, tuy nhiên, đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng.

Ăn uống lành mạnh, cân bằng. Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các thực phẩm từ sữa, phô mai và sữa chua là những nguồn khoáng chất thiết yếu và rất tốt cho sự phát triển răng, nướu và xương của trẻ.

Sau khi sinh con

Nếu bị các vấn đề về nướu trong thai kỳ, hãy tới nha sĩ ngay sau khi sinh để kiểm tra tổng quát răng miệng và bệnh nha chu./.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên