![]() |
Mùa thi sẽ nhẹ nhàng hơn với con nếu được cha mẹ quan tâm đúng cách - Ảnh: XUÂN TRƯỜNG (ảnh chỉ mang tính minh họa) |
Học giùm con
"Học cùng con ngoài cái lợi là hiểu được “gánh nặng học hành” của con, giữa mẹ và con sẽ có sự cảm thông, yêu thương nhau hơn" |
Sức học của con chị có hạn. Không muốn con thua sút trong lớp, chị chăm chỉ đưa con đến nhà thầy cô học, vô tình tập cho con thói ỷ lại. Điều gì cũng có mẹ lo, Thụy Vân chỉ học và học.
Không chỉ lo chạy trường, chạy lớp, nhiều bậc cha mẹ lại quay sang bồi bổ cho con thật nhiều vào mùa thi. Rồi cả sự kỳ vọng cũng là áp lực khủng khiếp của cha mẹ đè lên con trẻ. Hoàng Lan, một học sinh Trường THPT TV, từng xấu hổ: “Mẹ luôn khoe với mọi người là em thông minh, học giỏi... nhưng có biết đâu em học tủ để đối phó các kỳ thi. Thời gian đầu em hơi xấu hổ nhưng từ từ quen và đôi lúc cảm thấy “biết đâu mình giỏi thiệt”!”.
Trường hợp Hoàng Lan không phải cá biệt. Tôi từng chứng kiến Thu Trúc, một học sinh của tôi, bị mẹ mắng té tát vì môn lý chỉ đạt điểm 5. Áp lực thành công khiến Trúc bị nôn ói, chóng mặt trước những kỳ thi, ảnh hưởng đến điểm số và Trúc tiếp tục bị trách móc, chửi mắng. Một ngày tôi thật đau lòng khi biết em đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Tôi có một người bạn là giáo viên cấp III tại một tỉnh nọ. Minh Tiến, con trai trưởng của bạn tôi, từ lúc học tiểu học đã không thể đọc thông viết thạo... mà vẫn lên lớp vù vù vì những mối quan hệ thân quen của gia đình. Đến khi Tiến học cấp III, một số giáo viên không chấp nhận việc sửa điểm thi, “nâng đỡ” Tiến nên bị gia đình Tiến hăm he. Rồi kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 năm ấy Tiến bị rớt vì gia đình không thể “mua” hội đồng thi, cậu học trò được gia đình “cưng như trứng mỏng” ấy lao vào nghiện ngập và cũng thật buồn khi Tiến mất vài năm sau đó...
Không bằng học cùng con...
Trong mùa thi, cha mẹ nên tránh việc quan tâm quá mức, lúc nào cũng thúc ép con học mà không để ý đến khả năng thật sự của con; cũng như không nên thờ ơ quá hoặc chỉ quan tâm cho có. Để con học tốt mùa thi, hẳn nhiên bố mẹ cần quan tâm đến sức khỏe, chế độ dinh dưỡng của con. Bên cạnh đó hỗ trợ con sắp xếp thời gian biểu hợp lý, ngoài việc học còn cần phải nghỉ ngơi, vui chơi... Cha mẹ có thể chủ động chia sẻ với con trong việc chọn trường đại học, tùy mục tiêu của con trong tương lai. Khi con đối diện với thi cử, cha mẹ nên trao đổi với con những mục tiêu đúng đắn, tránh việc quá kỳ vọng làm con có cảm giác bị áp đặt. |
Hoàn luôn tâm sự với mẹ những gút mắc, khó khăn trong quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo và cả “cái đuôi” tuổi mới lớn đang theo Hoàn. Rồi mẹ con chị còn lôi kéo được sự quan tâm của bố.
Vai trò của ông bà trong việc học của con cháu cũng rất quan trọng. Bà Ngọc Duyên, 64 tuổi, trước đây là cô giáo tiểu học ở Đồng Tháp. Con bà lấy chồng Sài Gòn, cả hai vợ chồng miệt mài với gánh lo cơm áo. Sau khi chồng mất, bà Duyên lên thành phố với con.
Khi cháu còn nhỏ, bà chỉ chăm sóc, cho bú mớm. Cháu đi học, bà cùng học. Hồng Hạnh rất hạnh phúc khi bên cạnh có bà ngoại luôn lắng nghe, giải thích các vấn đề... Nhưng bà ngoại không hề muốn “học giùm cháu”. Nói chuyện với tôi, bà cho biết không thể làm được điều này nếu vợ chồng “con Phụng (con gái bà) bênh con, không nghe theo lời chỉ dạy của bà”...
Còn theo vợ chồng anh Hoài Vân có hai con là bác sĩ y khoa khá thành đạt thì: “Giáo dục là tạo thói quen. Thói quen lễ phép với người trên, thói quen ăn ở sạch sẽ và cả thói quen học tập, suy nghĩ, sinh hoạt một cách độc lập, tự tin. Ôm ấp con cái quá, tất cả đều bày sẵn cho con chưa hẳn là cách tốt nhất để con thành công. Muốn con tự đứng bằng đôi chân mình khi vào đời, cần cho con “đứng” được trong việc học, làm được việc của chính bản thân, trước khi mưu cầu con cái làm nên những điều to lớn cho gia đình và xã hội”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận