15/03/2005 16:10 GMT+7

"Cây sự sống"và thông điệp hòa bình cho nhân loại

ANH NGUYỆN (tổng hợp)
ANH NGUYỆN (tổng hợp)

TTO - Từ nửa tấn AK 47 và nhiều thứ vũ khí khác được sử dụng trong cuộc nội chiến Mozambique (1978-1992), các nghệ nhân đã biến chúng thành một tác phẩm nghệ thuật cổ vũ cho hòa bình.

NriRvut6.jpgPhóng to
Chế tác “Cây sự sống”

Họ đặt tên cho nó là “Cây sự sống”, được làm từ công cụ của thần chết.

Từ một ý tưởng ngỡ như điên rồ

13 năm sau khi hiệp ước hòa bình được kí kết, hàng triệu vũ khí vẫn còn nằm dưới lòng đất, hoặc tại những nơi cất giấu súng đạn khắp đất nước. Với hơn ba phần tư dân số sống dưới mức 2 USD/ngày, Mozambique được xem là một trong những nước nghèo nhất thế giới.

Chương trình “Đổi binh khí lấy dụng cụ” (TAE) xuất phát từ ý tưởng của Giám mục Dom Dinis Sengulane, người đã ngồi vào bàn đàm phán hòa bình giữa chính phủ Frelimo và quân nổi loạn Ronamo 1992. Trong những ngày đầu, chương trình đã không được hưởng ứng nhiều vì người dân vẫn còn quen cách đổi chát với những bọn xấu sử dụng vũ khí sai mục đích. Ông từng khuyên dân chúng: “Ngủ chung với súng đạn giống như ngủ chung với rắn. Một ngày nào đó nó sẽ quay lại cắn. Việc làm này không phải là hành động giải giới, nhưng chỉ là đổi súng lấy lưỡi cày mà từ đó có thể canh tác trên mảnh đất nhà và kiếm sống hằng ngày.”

Dần hồi, người dân cũng hiểu ra mục đích cao đẹp của chương trình và nhiệt tình tham gia. Những cây súng được người dân Mozambique mang tới để đổi lấy máy may, xe đạp và đồ nghề xây dựng. Một ngôi làng đã đổi được máy kéo từ 500 khẩu súng. Tiếp sau thành công này, các chính phủ ở các nước châu Phi khác, kể cả Angola, và Cộng hòa Congo, cũng vào cuộc. Trong chín năm trời, đã có 600.000 vũ khí được thu thập và tháo tung.

Đến ngày cây đâm chồi nảy lộc

smjY97V6.jpgPhóng to
Nghệ nhân Fiel dos Santos và tác phẩm chim hòa bình
Khi vũ khí chất đầy kho lẫm của Christian Aid, một ý tưởng mới lại nảy sinh. Các nhân viên TAE tháo dỡ banh ta lông các vũ khí này ra, và cho chúng một đời sống mới nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Mozambique. Những tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị này được triển lãm khắp thế giới có hình chim hòa bình, kèn saxophone, ghế đẩu, con khỉ và thậm chí cả một ban nhạc jazz.

Tác phẩm “Cây sự sống” ra đời do các nghệ nhân Fiel dos Santos, Kester, Adelino Mate và Hilario Nhatugueja tạc nên, cao ba mét, nặng gần nửa tấn, được làm từ 300.000 khẩu AK47, Walther 42...của Anh.

“Cây sự sống” từ đó đi chu du khắp nơi trên thế giới để kêu gọi hòa bình, chấm dứt chiến tranh, như là một phần nằm trong các sự kiện văn hóa chính của châu Phi. Hiện cây đang “mọc rễ” tại Bảo tàng Anh quốc. Đài truyền hình BBC4 cũng vừa thực hiện một phim tài liệu về sự ra đời của “Cây sự sống” và theo bước du hành của cây từ Nam Phi tới London.

ANH NGUYỆN (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên