Phóng to |
Cây đàn bầu Việt Nam “lưu lạc 108 năm” được phát hiện tại Bảo tàng nhạc cụ thế giới Stearns, Đại học Michigan, Mỹ. Ảnh: NGUYỄN THUYẾT PHONG |
"Mai một nền âm nhạc dân tộc là thảm họa"Nhạc Việt thời hội nhập
Là người nghiên cứu sâu về Dân tộc nhạc học, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong sau khi xem xét, thẩm định đã công bố sự phát hiện về “lai lịch” cây đàn bầu trong bộ sưu tập Stearns. Ông bày tỏ cảm xúc: “Đây là một trong những báu vật của Việt Nam lưu lạc 108 năm qua và được lưu giữ và bảo trì ở nước ngoài mà từ lâu nhiều người, trong đó có tôi, chưa hề hay biết! Tôi hết sức xúc động khi nhìn thấy nhạc cụ này, ngỡ rằng mình đang được tiếp cận với cha ông”.
“Âm điệu đàn bầu Việt Nam là tiếng nói thâm trầm của con người Việt Nam, nhẹ mà sâu. Nó chuyên chở hồn dân tộc qua nhiều thăng trầm lịch sử, chia sẻ mọi đắng cay trong cuộc sống với niềm tin vươn lên. Con người Việt rất gắn bó với âm nhạc, lạc quan trong nghiên cứu và sáng tạo” (nhận xét của GS-TS Nguyễn Thuyết Phong - Viện Âm nhạc Việt Nam tại Mỹ). |
Từ đó bộ sưu tập được mang tên ông (hiện nay, nhờ sự đóng góp, hiến tặng tiếp tục của nhiều người, bộ sưu tập của bảo tàng đã gia tăng, có khoảng 2.500 nhạc cụ). Lần theo dấu vết thời gian và căn cứ những sự việc đã được thẩm định, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong mô tả vào khoảng năm 1900, nhân tham dự Hội chợ triển lãm toàn cầu ở Paris, Pháp, ông Stearns đã mua toàn bộ nhạc cụ Việt Nam mang về nước Mỹ.
Kể từ đó, cây đàn bầu Việt Nam đã nằm ở bảo tàng trong số 20 nhạc cụ sưu tập ở Paris nhưng chẳng ai biết lai lịch, vì các nhạc cụ này được xếp vào hạng mục Cambodian Collection (Sưu tập Campuchia).
Để minh chứng thêm “nhân thân” cây đàn bầu Việt Nam và giá trị của nó, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong trong phần lý giải đã so sánh, đối chiếu với các loại đàn một dây (monochord) trải rộng trên khắp thế giới mà ông từng tiếp cận từ sự hiện diện của loại đàn thánh Siva được chạm khắc ở khu tháp cổ, di sản văn hóa Mỹ Sơn, Quảng Nam, Việt Nam đến cây đàn một dây thời đại Pythagore, Hy Lạp.
Tại buổi thuyết trình, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đã biểu diễn hơn chục kỹ thuật đánh đàn với mục đích khẳng định và làm sáng tỏ giá trị văn hóa, âm nhạc của cây đàn bầu Việt Nam. Từ một sợi dây đơn giản, nhưng khi ngân lên, đàn bầu đã phản ánh tính vật lý học mà người Việt Nam thể hiện về bội âm (harmonics), có thể nhân lên gấp bội số lượng những âm bậc (pitches) và giai điệu (melodies) độc đáo mà không có bất cứ cây đàn một dây nào trên thế giới có thể sánh được.
Qua câu chuyện thuyết trình và đề xuất cùng Ban Giám đốc Bảo tàng nhạc cụ thế giới Stearns, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong mong muốn cây đàn bầu và nhiều nhạc cụ quý báu khác của Việt Nam từ bộ sưu tập bảo tàng sẽ được trưng bày giới thiệu rộng rãi đến công chúng quốc tế tham quan.
Theo sau sự phát hiện “cây đàn bầu Việt Nam lưu lạc ở nước Mỹ 108 năm”, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đang tự nguyện tiếp tục khảo sát các nhạc cụ còn lại trong bộ sưu tập và ông cho biết sẽ công bố kết quả trong thời gian không xa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận