“Trong cơn sốt phát triển kinh tế và đô thị hóa, các thành phố châu Á đã hủy hoại khá nhiều di sản kiến trúc - ông Thái cũng nêu ra một thực tế đáng lưu ý - cả chục năm qua, mâu thuẫn đã thật sự nổ ra giữa một bên là những người làm công tác văn hóa, bảo tồn có tiếng nói vốn yếu ớt và một bên là các nhà hoạch định kinh tế, quản lý đô thị với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của những thế lực đầu cơ bất động sản, khai thác địa ốc và đầu tư nước ngoài”. Quá trình phát triển của Hà Nội và TP.HCM được cho là “điển hình của những mâu thuẫn đó”.
Chia sẻ với những chuyên gia đến từ nhiều nước, PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển TP.HCM - bày tỏ sự lo ngại về tình trạng các di sản sẽ nhường bước cho dự án đầu tư hay các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...
Bà Trân đồng tình với các ý kiến cho rằng không thể chấp nhận, buông xuôi trước hiện tượng “triệt phá” di sản, cắt trụi hết những gì của quá khứ và hiện tại đang có khi thực hiện các quy hoạch hay dự án đầu tư.
Nói về giải pháp, bà Trân nhấn mạnh một trong những đường hướng có thể lựa chọn là cần tạo sự hòa hợp giữa kiến trúc cổ và kiến trúc hiện đại, giữa nhu cầu kinh tế và giá trị văn hóa, “có làm được như vậy thì các đô thị VN mới không đánh mất tính đặc thù của mình”.
Góp thêm về giải pháp, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái nói du lịch văn hóa chính là yếu tố tích cực giúp bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc. Đây cũng là giải pháp được nhiều ý kiến chia sẻ.
Hội thảo tiếp tục diễn ra hôm nay (4-1).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận