Ông Trần Văn Ký - Ảnh: V.K. |
Bác sĩ Trần Văn Ký (phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam):
Không thể dùng giải pháp rẻ tiền mãi
Từng làm bộ phận giám sát chất lượng nước hơn chục năm qua, tôi thấy việc clo đầu nguồn dư, cuối nguồn thiếu, nhất là ở các chung cư, là không ổn vì kiểu nào cũng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.
Giải pháp châm clo diệt khuẩn đã áp dụng mấy chục năm nay vì giá thành rẻ và dễ dàng thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, ngành cấp nước nên khẩn trương đề ra giải pháp châm clo bổ sung đảm bảo ổn định trên hệ thống từ điểm đầu cho đến điểm cuối.
Tuy nhiên, đã đến lúc ngành cấp nước phải tìm một phương án khác loại khuẩn trong nước mà một số nước tiên tiến đã làm như công nghệ thẩm thấu ngược (sử dụng công nghệ màng lọc để lọc các vi khuẩn trong nước).
Nếu áp dụng được công nghệ này thì chất lượng nước sẽ thống nhất từ đầu nguồn đến nhà dân, người dân chỉ cần mở vòi nước là có thể uống trực tiếp được. Muốn làm được điều này, ngành cấp nước cần phải nâng cao chất lượng hệ thống đường ống, nhà máy xử lý...
Riêng với nước tại các chung cư cao tầng, đúng ra ngành cấp nước phải đảm bảo áp lực đến tất cả những khách hàng mình sử dụng.
Tuy nhiên, thực tế nhiều nơi do áp lực yếu dẫn đến phải qua hai ba lần trữ, bơm lên lầu cao sau đó sử dụng dần, quá trình này lại làm mất hết clo, làm chất hữu cơ trong nước tăng là điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển.
Ở góc độ người dân, để khắc phục tình trạng trên, nơi nào thiếu clo phải châm thêm, ngược lại nơi nào clo quá mức cho phép phải trữ nước một thời gian nhất định rồi hãy dùng không nên dùng trực tiếp.
Ngành y tế dự phòng phải tăng cường giám sát và có những khuyến cáo, hướng dẫn người dân cách xử lý trong khi chờ các giải pháp mang tính căn cơ hơn.
Ông Nguyễn Xuân Mai - Ảnh: L.TH.H. |
* Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai (nguyên phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng):
Mùi vị kém, hấp thụ giảm
Mặc dù chưa có kết luận chính thức nào từ giới khoa học nhưng thông qua một kết quả thí nghiệm trên động vật cho thấy hàm lượng clo trong nước quá cao nếu dùng trực tiếp sẽ làm giảm khả năng hấp thụ, vì hóa chất này làm sát thương tế bào nhung mao ở thành ruột.
Vì vậy khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột sẽ kém đi.
Đó là chưa kể khi dùng trực tiếp ngoài da, hàm lượng clo trong nước cao cũng có thể làm khô, tổn hại đến da.
Đặc biệt với mùi hăng hăng khó chịu, clo hàm lượng cao cũng làm thay đổi, phá mùi vị thức ăn, bữa ăn mất ngon, vì thế Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn ở mức vừa phải (0,3 - 0,5 mg/lít) để đảm bảo sức khỏe người sử dụng, chất lượng nước nên theo tiêu chuẩn này.
Chị Trần Phương Trúc (đường Điện Biên Phủ, P.21, Q.Bình Thạnh): Xả nước ra bồn để bốc hơi bớt mùi Thỉnh thoảng nước ở các hộ dân nơi tôi sống cũng có mùi hăng hăng, khó ngửi. Khi ngửi thêm chút nữa thì mình có cảm giác buồn nôn. Mùi đó chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi thôi. Ban đầu tôi cũng không biết mùi gì nhưng sau khi tìm hiểu mới biết đó là mùi clo diệt khuẩn có trong nước. Sau đó, cứ mỗi khi tắm giặt, tôi thường xả nước ra bồn để khoảng vài chục phút rồi sử dụng, không có mùi hôi nữa.
* Ông Nguyễn Tiến Đệ (căn hộ 505A chung cư 675 đường Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận): Lo nước thiếu hóa chất diệt khuẩn Tôi cũng như nhiều hộ dân cư ngụ tại chung cư sử dụng nước thông qua hai bồn chứa lớn. Một bồn chứa ngầm dưới đất cho nước sạch chảy vào, sau đó nước được bơm đầy bồn ở tầng 5 của chung cư để xài dần. Trước đây bản thân tôi không quan tâm lắm đến chuyện nước máy có nhiều hay ít clo, chỉ mong có đủ nước sinh hoạt để tắm giặt, ăn uống là vui rồi, nhưng khi nghe đến chuyện nước dư hay thiếu clo thì mình cũng đâm lo. Nhà tôi bơm nước máy vào bồn lọc nước để uống trực tiếp, tôi lo nếu nguồn nước không đảm bảo dễ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình mình. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận