05/12/2014 00:10 GMT+7

​Cần sản xuất đại trà cây ngô biến đổi gene

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hiện, sản xuất ngô ở Việt Nam mới chỉ đạt năng suất 4 tấn/ha, nếu muốn đạt 6 tấn đến 8 tấn/ha, cần có sự thay đổi giống mới.

Các cây trồng biến đổi gene là những nguồn giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, ổn định lâu dài, thích nghi được với biến đổi khí hậu và khả năng sinh thái của Việt Nam. Như vậy, nếu nhân rộng và phát triển cây trồng biến đổi gene sẽ góp phần gia tăng sản lượng, cũng như thu nhập cho người nông dân.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nước ta đang phụ thuộc tới 70% nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài.

Chỉ tính riêng trong 11 tháng qua, Việt Nam đã phải chi ra 3,03 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, trong đó riêng nhập khẩu ngô đã chiếm 1,05 tỷ USD với khối lượng lên tới 4,07 triệu tấn.

Chính vì thế, với ưu điểm có khả năng kháng sâu bệnh, thuốc trừ cỏ, cây ngô biến đổi gene là một trong những giải pháp thích hợp nhằm gia tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân, đặc biệt là tiến tới giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài.

cz8mQn54.jpg

Cụ thể, báo cáo của Viện PG Economics cũng cho biết, cây trồng biến đổi gene đã mang lại mức tăng trưởng về năng suất và lợi nhuận cho nông dân. Năm 2012, ở các nước đang phát triển, trung bình mỗi 1 USD người nông dân đầu tư vào hạt giống biến đổi gene, thì lợi nhuận thu được tăng gấp 4 lần, tương đương 4.37 USD.

Kết quả khảo nghiệm ở Việt Nam đều cho thấy, khả năng kiểm soát sâu trên ngô biến đổi gene lên tới hơn 45%, trong khi các giống ngô thường khả năng kiểm soát chỉ đạt hơn 5%.

Tương tự, hiệu quả kiểm soát cỏ dại của ngô biến đổi gene sau khi phun thuốc trừ cỏ cũng cao hơn nhiều so với ngô thường được phun thuốc trừ cỏ.  

Tại Việt Nam, từ đầu năm 2010, Bộ NN&PTNT đã cấp giấy phép khảo nghiệm diện hẹp, tiếp theo khảo nghiệm diện rộng cho 5 sản phẩm ngô biến đổi gene. Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ này cũng đã chính thức có các quyết định về việc công nhận các sản phẩm ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng đã có các quyết định phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho 3 sản phẩm ngô biến đổi gene đầu tiên.

Đây là một bước phát triển pháp lý quan trọng và cụ thể nhằm tiến tới mục tiêu thương mại hóa và chính thức ứng dụng vào sản xuất đại trà cây ngô biến đổi gene tại nước ta đến năm 2015.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên